Showing posts with label THỜI SỰ. Show all posts
Showing posts with label THỜI SỰ. Show all posts

Saturday, January 19, 2013

10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Theo báo cáo của VNR Report, số doanh nghiệp tư nhân xuất hiện trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng dần đều qua sáu năm xếp hạng.
Xuất phát từ năm 2007 chỉ có 103 doanh nghiệp tư nhân nằm trong Bảng VNR 500, tới năm 2012, con số này đã là 225, tăng hơn hai lần. Cùng xem các doanh nghiệp này hoạt động "khủng" thế nào.
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI
Để đủ tiêu chuẩn lựa chọn xem xét  trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của Doanh nghiệp phải đạt trên 660 tỷ đồng.
Năm 2012, Tập đoàn được xếp hạng số một trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) với mức doanh thu đạt gần 32.000 tỉ đồng.
Qua gần 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Tập đoàn DOJI đã có bề dày trong lĩnh vực Vàng bạc Đá quý, xây dựng hệ thống chuỗi trung tâm và cửa hàng trang sức cao cấp trên khắp nước; đầu tư kinh doanh dịch vụ, bất động sản và tài chính ngân hàng.
Doanh thu của Tập đoàn liên tục nhảy vọt với những con số ấn tượng: Năm 2010 đạt 20.000 tỉ đổng. Năm 2011 đạt 30.000 tỉ đồng và kết thúc năm 2012, Tập đoàn xuất sắc đạt 31.500 tỉ đồng.
Trong Bảng xếp hạng 1000 Doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam, DOJI xếp thứ 564.
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)
Tại Đại hội cổ đông bất thường ngày 26-12-2012, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), ông Đỗ Minh Toàn, cho biết, lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng đạt xấp xỉ 1.200 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2013, ngân hàng sẽ tăng trưởng tín dụng khoảng 15 – 20% và huy động vốn tăng 20 – 30%.
Trước đó, tại đại hội cổ đông năm 2012, ACB thông qua kế hoạch lợi nhuận 5.500 tỷ đồng cho năm.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của ngân hàng này sụt giảm mạnh do phải đóng trạng thái vàng (lỗ 1.700 tỷ) và tác động từ sự việc 6 nguyên lãnh đạo của nhà băng này bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9. Năm 2011, ACB đạt lợi nhuận hợp nhất 4.202 tỷ đồng.
3. Công ty Cổ phần FPT
Ngày 18-12-2012, FPT công bố kết quả kinh doanh sau 11 tháng hoạt động. Theo đó, doanh thu toàn tập đoàn đạt 21.856 tỷ đồng, vượt mức 1 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt mức 1.364 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 5.019 đồng.
Ngày 28-12, hơn 13.000 cổ đông FPT nhận được cổ tức bằng tiền đợt hai năm 2012 với tỷ lệ 10%, tương ứng 1.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, đợt chi trả cổ tức lần một bằng tiền đã được tập đoàn hoàn tất vào ngày 29-8 cũng với tỷ lệ 10%.
Như vậy, tính tổng cộng trong năm 2012, FPT trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, nằm trong kế hoạch trả cổ tức ban đầu đã được thông qua là trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với mức tối thiểu 15%, tối đa 30%.
4. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, Vinamilk vẫn tăng trưởng và phát triển vững mạnh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu, đặc biệt là nộp ngân sách nhà nước, giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu.
Năm 2012, Vinamilk đạt doanh thu hơn 27.300 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 180 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 2.900 tỷ đồng.
2012 cũng là năm sản lượng tiêu thụ của Vinamilk đạt cao nhất từ trước tới nay, với trên 4 tỷ sản phẩm trong điều kiện Vinamilk không tăng giá và tham gia bình ổn giá sữa cho người tiêu dùng cả nước.
Năm 2017, Vinamilk phấn đấu lọt vào top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới, với doanh số 3 tỷ USD.
Liên tục đứng trong top 5 các doanh nghiệp tư nhân có doanh thu lớn nhất từ 2008, đến 2012, Vinamilk tiếp tục đứng thứ tư trong top năm doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
5. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Trong bảng xếp hạng VNR500 dành cho khối doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2012, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đứng vị trí thứ 5.
Trong bảng xếp hạng VNR500 - 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Eximbank xếp vị trí thứ bảy, sau Sacombank (thứ sáu), Techcombank (thứ năm) và ACB (thứ hai).
Hồi tháng 8-2012, Eximbank được tạp chí Asia Money trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2012".
Theo thông tin công bố, lợi nhuận quý ba và chín tháng đầu năm 2012 của Techcombank sụt giảm so với cùng kỳ 2011. Lợi nhuận thuần quý 3/2012 của Techcombank đạt 452,57 tỷ đồng, giảm 26,9% so với cùng kỳ năm 2011; lũy kế 9 tháng đầu năm 2012 đạt 1.681 tỷ đồng, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2011.
Nếu so với năm 2011, lợi nhuận và nhiều chỉ số của Techcombank giảm khá mạnh. Trong năm 2011, Techcombank đạt tăng trưởng thu nhập lãi thuần ở mức cao, với 58,9%, chủ yếu đến từ mảng hoạt động cho vay truyền thống; tăng trưởng dư nợ đạt 20,8% so với mức 10,9% của toàn ngành; tăng trưởng tiền gửi đạt 10,1% so với mức 9,9% của toàn ngành; thị phần cho vay tăng thêm 0,2%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 của Techcombank cũng tăng trưởng khá mạnh với 51,5%, đạt mức 3.141 tỷ đồng so với mức 2.073 tỷ đồng trong cùng kì năm ngoái.
6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Theo thông tin từ ngân hàng này, tại thời điểm 31-10-2012, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.259 tỷ đồng, tương đương 66% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,26% và tất cả các tỷ lệ an toàn hoạt động đều được đảm bảo theo đúng quy định.
Tổng tài sản của Sacombank đạt 149.689 tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2011; tiền gửi và cho vay của Sacombank tại các TCTD khác là 15.377 tỷ đồng, tăng 59% so với số dư đầu năm. Tổng tiền gửi và vay từ các TCTD khác giảm 54% trong 10 tháng qua, ở mức 5.671 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức kinh tế và dân cư 10 tháng đầu năm tăng 9,1% so với cuối năm 2011 (trong đó bằng VND đạt 72.459 tỷ, tăng 14%), với lượng vốn cho vay khách hàng đạt hơn 84.452 tỷ (đã trích lập 1.139 tỷ đồng dự phòng rủi ro).
7. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Trương Văn Phước cho biết, con số tổng kết tính đến sáng 15-1 của ngân hàng là 2.828 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm khá mạnh so với lợi nhuận năm 2011 (4.056 tỉ đồng). Tăng trưởng tín dụng của Eximbank 0,3%, nợ xấu 1,34%.
8. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ)
Thành lập vào ngày 28-4-1988 với tên gọi Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận, đến năm 1990, được nâng cấp với tên gọi là Công ty Vàng bạc Mỹ nghệ Kiều hối Phú Nhuận.
Năm 1992 chính thức đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ.
Đến năm 1994, được UBND Quận Phú Nhuận, TPHCM chuyển giao về cho Ban Tài chính Quản trị Thành ủy quản lý.
Đến tháng 1-2004, PNJ được cổ phần hóa và trở thành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cho đến hôm nay.
PNJ là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu trang sức Việt Nam ra thị trường thế giới. Từ năm 1995, sản phẩm nữ trang PNJ có mặt tại Hội chợ nữ trang Hồng Kông. Đến nay, sản phẩm PNJ có mặt tại Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Úc và đang bắt đầu thâm nhập thị trường Dubai.
PNJ cũng chứng tỏ năng lực của mình trên các lĩnh vực khác, trong đó có việc sáng lập ra Ngân hàng Đông Á năm 1992 và trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn, có uy tín tại Việt Nam hiện nay.
PNJ cũng tham gia sáng lập hoặc góp vốn vào nhiều công ty khác như Công ty CP Địa ốc Đông Á, Công ty CP Năng lượng Đại Việt, Công ty CP S.G Fisco, Công ty CP năng lượng Sài Gòn SFC…
9. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Với doanh thu hợp nhất 2011 đạt 17.851 tỷ đồng, Hòa Phát lần thứ tư liên tiếp nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, thứ hạng trong VNR500 cũng tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy, Hòa Phát luôn giữ được mức tăng trưởng khá vững chắc.
Năm nay, Tập đoàn Hòa Phát xếp vị trí 43 trong VNR500 năm 2012, vượt bốn bậc so với năm 2011 và là một trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh công ty mẹ, các công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát có mặt trong VNR500 gồm: Công ty Thương mại Hòa Phát, công ty Ống thép Hòa Phát, công ty CP Nội thất Hòa Phát, Công ty TNHH MTV ống thép Hòa Phát Bình Dương.
10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)
Trong năm 2012, Maritime Bank cũng là một trong những ngân hàng nhận được nhiều bình chọn.
Mới đây nhất, Maritime Bank được nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam - Vietnam Outstanding Banking Awards 2012", do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam, Bộ công an và Uỷ ban Nhân dân TP. HCM trao tặng.
Năm 2011, Maritime Bank với khoản lợi nhuận trước thuế đạt 1.036 tỷ đồng, giảm 31,7% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 797 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 829 tỷ đồng, tiếp đến là hoạt động dịch vụ với 343,7 tỷ đồng tăng hơn 65% so với năm trước.
Nếu năm 2010 kinh doanh ngoại hối của MaritimeBank lỗ 106,9 tỷ đồng, thì năm nay, hoạt động này lãi 41,9 tỷ đồng. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của MaritimeBank là 2,27%, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gần 120 tỷ đồng.

                                                                              Phạm Tuyên
                                                                       (Nguồn tiền phong.vn)

Quyết liệt vì Hoàng Sa

Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.

Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.
Xâm lăng
Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc.
Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá - Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng.
Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền - NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert... Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát... Tại đảo Money có 1 hầm còn mới...”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ.
Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.
Nổ súng
Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu.
Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết.
Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.  
Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác.
                                                                   
                                                                                         Đỗ Hùng
                                                                            (Nguồn thanhnien.com.vn)

Sunday, December 30, 2012

Tổng hợp những điểm nóng của thế giới trong năm 2012

Năm nay, thế giới đã “chao đảo” trước diễn biến của nội chiến đẫm máu tại Syria, “chảo dầu sôi” ở Trung Đông - Biển Đông - Hoa Đông, cho đến kịch tính của các cuộc chuyển giao quyền lực có ảnh hưởng toàn cầu…
1. Chuyển giao quyền lực
Trung Quốc trải qua cuộc chuyển giao quyền lực lớn nhất một thập niên. Một vụ bê bối chính trị cấp cao đã dẫn tới việc ngã ngựa của ngôi sao chính trị đang lên Bạc Hy Lai. Đội ngũ lãnh đạo mới, dẫn đầu là ông Tập Cận Bình, đang đối mặt với muôn vàn thách thức như bất ổn xã hội trong nước, tăng trưởng kinh tế sụt giảm, hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Tại Triều Tiên, Kim Jong Un kế nhiệm cha, cố lãnh đạo Kim Jong Il, đang ngày càng củng cố quyền lực.
Sau một cuộc tranh cử kịch tính, một cuộc rượt đuổi sít sao và những lần tranh luận thậm chí thất bại trên truyền hình,  Tổng thống Mỹ Obama đắc cử nhiệm kỳ hai.
Ở Nga, Putin trở lại ghế tổng thống nhiệm kỳ ba trong bối cảnh nước này có nhiều thay đổi. Áp lực đè nặng lên ông Putin bắt đầu từ nhiều tháng trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 khi hàng loạt cuộc biểu tình quy mô chưa từng có ở Moscow.
Nhật chuẩn bị đón chào cựu Thủ tướng Shinzo Abe trở lại quyền lực với tuyên bố không thể nhượng bộ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Hàn Quốc có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Bà Park Geun-hye - con gái cựu Tổng thống Park Chung-hee - đang được người dân hy vọng sẽ thành công trong nỗ lực đại đoàn kết dân tộc.
2. Những vùng biển động châu Á
Khi Washington tuyên bố chiến lược trục xoay từ Trung Đông về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mọi thứ dường như nóng lên ở các vùng biển châu Á. Bắc Kinh ngày càng quả quyết, thậm chí gây hấn, trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển, cả với Nhật ở biển Hoa Đông và với các nước Đông Nam Á ở Biển Đông - những nơi mà người Trung Quốc coi là phạm vi ảnh hưởng của mình.
Cả Hoa Đông và Biển Đông đều sở hữu những trục đường vận chuyển quan trọng nhất với thương mại toàn cầu, cũng được cho là giàu trữ lượng dầu khí. Các hòn đảo, quần đảo cằn cỗi, hầu như không có người ở trở thành nơi va chạm thường xuyên giữa tàu cá, tàu hải giám, tàu ngư chính Trung Quốc với các tàu từ Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Bắc Kinh và Manila có vụ bế tắc kéo dài nhiều tháng ở bãi cạn Scarborough. Ở Hoa Đông, phản ứng của Trung Quốc ngày một mạnh mẽ, nhất là sau khi Tokyo hoàn tất kế hoạch quốc hữu hoá một số đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng Trung - Nhật “kích hoạt” các cuộc biểu tình chủ nghĩa dân tộc và phong trào tẩy chay hàng hoá Nhật ở Trung Quốc.
Vào thời điểm nhiều láng giềng quan ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là về sức mạnh quân sự, Bắc Kinh bị dồn vào thế “tiến thoái lưỡng nan” vừa chống chọi với chủ nghĩa dân tộc tăng cao trong nước vừa cố xoa dịu nỗi bất an khu vực.
3. Khủng hoảng châu Âu
Nam Âu nặng gánh nợ nần tiếp tục chìm vào cơn ác mộng tài chính như muốn nhấn chìm khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và phủ bóng lên triển vọng hồi phục kinh tế toàn cầu.
Nhiều cuộc biểu tình và đình công lớn diễn ra ở Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha... khi người dân nổi giận với những biện pháp cắt giảm của chính phủ. Các nỗ lực giảm chi tiêu công dường như không hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng cần thiết ở những nền kinh tế Địa Trung Hải.
Thay vào đó, khó khăn và bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc, thất nghiệp tăng vọt. Các cuộc bầu cử địa phương và quốc gia chứng kiến việc cử tri rời xa những đảng phái đưa ra chính sách khắc khổ để vượt khủng hoảng.
Ở Hy Lạp, bầu cử nghiêng về những đảng phái cực tả hoặc cực hữu. Tại Pháp, Francois Hollande của đảng Xã hội đã lật đổ tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy sau một chiến dịch tranh cử giương cao ngọn cờ dân túy, chống lý thuyết thắt lưng buộc bụng. Sau nhiều tháng nhậm chức và bắt tay vào công việc, Hollande - giống như nhiều nhà hoạch định chính sách khác của châu Âu - nhận thấy rằng, làm không dễ như nói.
4. Syria: bế tắc đẫm máu
Khi năm 2012 sắp kết thúc, cũng là lúc Syria chuẩn bị tròn hai năm cuộc nội chiến đẫm máu với rất ít khả năng có được một giải pháp lập tức. Những con số thống kê cho thấy, hơn 40.000 người đã thiệt mạng.
Trong năm thứ hai của cuộc chiến ấy, thế giới đã chứng kiến sự tàn khốc của “nồi da nấu thịt” với đạn pháo, mưa bom. Mỹ và các đồng minh quốc tế chưa sẵn sàng can thiệp. Quyền lực của Tổng thống Assad bị thu hẹp ở nhiều nơi.
5. Có một mùa đông Ảrập
Sau Năm của những người biểu tình, thì tới Năm của những thế lực chính trị. Giai đoạn tiếp theo của các cuộc cách mạng ở Ai Cập, Libya và Tunisia cho thấy các lực lượng chính trị Hồi giáo bị coi là thứ yếu trước đây nay đang hưởng lợi đáng kể.
Những đảng phái chính trị bị cấm hoặc hạn chế hoạt động giờ đây nắm giữ nhiều vị trí quyền lực. Tại Libya, cuộc tấn công 11/9 vào lãnh sự Mỹ ở Benghazi đã đặt ra những câu hỏi về an ninh và sự phát triển ngày một lớn của chủ nghĩa cực đoan sau khi Muammar Gaddafi bị lật đổ.
Đáng chú ý nhất là số phận của Anh em Hồi giáo - tổ chức ngày một lớn mạnh trong các phong trào hồi giáo của Thế giới Ảrập - giờ đây đang phát huy quyền lực trong đảng cầm quyền của quốc gia đông dân nhất thế giới Ảrập.
Đảng Tự do và Công lý của Anh em Hồi giáo đã chiếm ưu thế trong quốc hội khi cuộc bầu cử hoàn tất vào mùa xuân, và sau đó mùa hè chứng kiến việc ứng viên của đảng là Mohamed Morsi đắc cử tổng thống. Nỗ lực mở rộng quyền lực có thể là thái quá của ông dẫn tới những cuộc biểu tình mới ở Cairo không chỉ nhằm vào ông mà còn vào tổ chức Anh em Hồi giáo. Nhiều người đã lo ngại về một cuộc nổi dậy mới ở trung tâm thế giới Ảrập.
                                                                         Ngày 30/12/2012
                                                                           PUT tổng hợp

Sunday, December 16, 2012

Ngày tận thế 2012 hay thảm họa Trái Đất?

21/12/2012 là ngày cuối cùng của sự sống hay hậu quả của một thảm họa do con người tự tay gây nên? Liệu con người có thể ngăn chặn được kết cục đó?

Trái đất - "Con thuyền Noe" của loài người
Cách đây nhiều tỉ năm, do sự va chạm của các siêu sao, Hệ Mặt trời được hình thành. Tâm của nó (Mặt trời) là khối khí khổng lồ đậm đặc, nhiệt độ lên tới hàng triệu độ (mà sau này khoa học phát hiện đó là kết quả của các phản ứng nhiệt hạch diễn ra không ngừng). Xung quanh Mặt trời là các khối vật chất nóng bỏng và bụi khí xoay tròn. Qua quá trình hàng tỉ năm, các khối này nguội dần, tiếp tục xoay tròn và hút lẫn nhau theo quy luật vạn vật hấp dẫn. Các khối lớn hơn cả chính là các hành tinh của hệ mặt trời (Trái đất là hành tinh thứ ba). Các khối nhỏ hơn (đường kính từ vài trăm mét tới vài kilômét) và các khối đá nhỏ, các đám bụi khí khổng lồ, tiếp tục lang thang quanh Mặt trời. Đó là các Tiểu hành tinh, Thiên thạch và Sao chổi.
Trong Hệ mặt trời, Mặt trời không chỉ là thiên thể to lớn nhất với khối lượng gấp nhiều lần tổng khối lượng các hành tinh cộng lại và chi phối toàn bộ vận động của các thiên thể khác mà còn là nguồn phát năng lượng duy nhất (dưới dạng bức xạ điện từ: ánh sáng, tia X, tia phóng xạ...) cung cấp cho các hành tinh suốt nhiều tỉ năm qua.
Từ khi ra đời, Trái đất luôn mang trong lòng nó một Nhân nóng chảy hàng vạn độ. Lại trải qua hàng tỉ năm, lớp bề mặt của nó nguội dần tạo thành lớp vỏ cứng (đó là Vỏ Trái đất). Lớp vỏ này ngăn cách với lớp đất đá nóng chảy phía dưới (gọi là mác ma) do Nhân gây ra. Điều này cùng với các yếu tố khác, tạo điều kiện hình thành sự sống trên Trái đất từ nhiều triệu năm trước.
Có thể hình dung Trái đất - Con thuyền Noe chở nền văn minh nhân loại - du hành trong không gian với bao trắc trở, hiểm họa rình rập: những "cơn bão chết người" (bão từ, bão tia phóng xạ...) có nguồn gốc từ Mặt trời hàng ngày quyét rọi, các tiểu hành tinh và vô vàn thiên thạch bay lang thang có thể va chạm bất cứ lúc nào, "vỏ thuyền" (Vỏ Trái đất) thì "ọp ẹp", nguy cơ "bục thuyền" và bị nhấn chìm (lớp mác ma nóng chảy phun trào) không lường trước được... Ấy là chưa kể những hiểm họa do chính con người gây ra: chiến tranh hạt nhân, đốt cháy nhiều năng lượng làm tăng "hiệu ứng nhà kính" khiến nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên.
Các nghiên cứu địa chất và khảo cổ học cho thấy, trong quá khứ xa xưa đã không dưới một lần xảy ra thảm họa tự nhiên kể trên đối với Trái đất. Sự tuyệt chủng của loài khủng long một thời thống trị trên Trái đất cách đây hơn 60 triệu năm, là một minh chứng.
Không nghi ngờ gì nữa, nếu một ngày nào đó thảm họa này lại xảy ra thì đó sẽ là Ngày tận thế đối với nền văn minh nhân loại.
Năm 2012 sẽ là Ngày tận thế?
Trong lịch sử phát triển văn minh nhân loại, Ngày tận thế luôn được các dân tộc, các tôn giáo đề cập. Ấn tượng nhất là Sấm truyền của người Maya, một nền văn minh cổ đại ở Nam Mỹ. Người Maya cổ có một nền thiên văn rực rỡ, tương đương với Hình học Ai Cập hay Triết học Hy Lạp. Các nhà thiên văn Maya đã tạo ra được hệ lịch được coi là chính xác hơn lịch của chúng ta dùng ngày nay. Theo lịch này, thời đại của chúng ta được coi là Kỷ thứ tư, bắt đầu từ ngày 0.0.0.0.1 (Ngày Một), (tương ứng ngày 13/8/3114 TCN theo lịch ngày nay) và sẽ kết thúc vào ngày 13.0.0.0.0 (Ngày Cuối), ( tương ứng ngày 21/12/2012). Người Maya tiên đoán, vào Ngày Cuối, bóng đêm sẽ bao trùm Trái đất, loài người sẽ bắt đầu một thời kỳ mới.
Sự chính xác của các quan sát thiên văn cùng lời Sấm của người Maya về Ngày tận thế luôn ám ảnh các tông đồ tôn giáo, các triết gia và một số nhà khoa học.
Không ít người theo đạo Thiên chúa tin rằng, Ngày tận thế đã được sách Khải huyền đề cập, đó là ngày sẽ diễn ra trận đánh Armageddon giữa những người chấp nhận Chúa Jesus và những người không chấp nhận Chúa. Sẽ có hàng tỉ người chết lấp đầy thung lũng Armageddon (một địa danh ở Israel). Ngày tận thế là một trận Đại hồng thủy siêu tự nhiên, ngày kết thúc của thời gian: sự gia tăng các cơn bão tố, động đất và nhiều thảm họa khác.
Các tông đồ Phật giáo, Ấn Độ giáo và một vài triết gia theo trường phái duy linh cũng không chịu ngồi yên nghe chuyện "Bóng ma 2012".
Theo một vài học giả Hin Đu, ngày bắt đầu kỷ nguyên hiện tại (gọi là Thời đại suy tàn) là ngày xảy ra cái chết của Thần Krishna: 18/02/3102 TCN (rất gần với ngày khởi đầu của Lịch Maya 13/08/3114 TCN). Vào cuối Thời đại suy tàn, Đấng cứu thế sẽ đến và Thời hoàng kim sẽ bắt đầu sau nhiều khổ đau và nhiễu loạn trong năm 2012.
Một số triết gia lại tìm cách nghiên cứu các tiên tri trong Kinh dịch. Tin rằng, Kinh dịch biểu diễn dòng chảy của Sóng thời gian, họ lập ra Biểu đồ lịch sử: các thời đại có trình độ đổi mới cao được biểu diễn bởi các đỉnh lồi, thời đại có trình độ thấp là các điểm lõm. Từ đó đã phát hiện ra các cặp điểm lồi - lõm lặp đi lặp lại nhưng với thời gian (chu kỳ) cứ ngắn dần. Các Sóng thời gian đó ngắn dần đến cuối năm 2012.
Hãy chung tay chống biến đổi khí hậu
Con người khó có thể chống lại các thảm họa Trái đất có nguồn gốc tự nhiên như sự va quệt của tiểu hành tinh, siêu núi lửa phun trào, sự biến đổi khí hậu liên quan tới hoạt động của Mặt trời. Ngày tận thế có thể đến vào thời điểm nào đó trong tương lai: Nghìn năm? Vạn năm? Hay chục vạn năm? Nhưng chắc chắn không thể là 21/12/2012, bởi lẽ Tự nhiên vận động không theo lời Sấm hay Kinh thánh.
Có một điều chắc chắn nữa là nhân loại hoàn toàn có thể ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến hoặc gia tăng nguy cơ thảm họa Trái đất do chính mình gây ra. Đó là chiến tranh hạt nhân. Đó là đốt cháy quá nhiều nguồn năng lượng thải ra khí CO2 - tác nhân làm tăng "Hiệu ứng nhà kính", khiến Trái đất nóng lên.
Sống hòa nhập với thiên nhiên, hãy tiết kiệm năng lượng, hãy trồng và bảo vệ cây xanh - người bạn tốt đang âm thầm thu nạp khí CO2... là cách chúng ta góp phần hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Và hãy tin, kho tri thức của nhân loại đang không ngừng được bổ sung, nâng cao, trong tương lai sẽ tìm được giải pháp giữ gìn những gì mà con người thấy cần phải bảo vệ trước cơn Đại hồng thủy.
                                                                              TS Phó Đức Hồng
                                                                               Nguồn Xahoi.com

Thursday, October 25, 2012

Kẻ lừa dối vĩ đại!

Những nhân vật vĩ đại luôn có mặt trái, và thể chế vĩ đại thì dám vạch ra mặt trái của những nhân vật vĩ đại. Nhờ thế mà con người không bị mê hoặc bởi huyền thoại và luôn sẵn sàng để dấn thân, cho mình và cho cộng đồng, mà không sợ sai lầm.

Khi Ủy ban chống doping Mỹ tung ra bản cáo buộc chính thức về việc Armstrong sử dụng doping, tước bỏ 7 danh hiệu Tour de France của anh và được Liên đoàn xe đạp quốc tế xác nhận, đó là chiến thắng của sự thật. Nhưng chiến thắng vĩ đại đó không đủ để tước bỏ sự vĩ đại của Lance Armstrong.
Sự vĩ đại của USADA
Lance Armstrong đã trở thành câu chuyện cổ tích của nước Mỹ và của thể thao thế giới hiện diện giữa đời thực, cho đến trước khi cáo buộc của Ủy ban chống doping Mỹ (USADA) chính thức được Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI) xác nhận.
Trước tiên, đó là niềm tự hào về một vận động viên giữ kỷ lục 7 lần vô địch cuộc đua Vòng quanh nước Pháp (Tour de France) trong 7 năm liền 1999-2005, nhiều hơn bất kỳ ai trong lịch sử cuộc đua xe đạp danh giá nhất thế giới này. Nếu anh đại diện cho bất kỳ quốc gia nào, đó đơn giản là niềm tự hào cho cả quốc gia đó.
Niềm tự hào về Lance Armstrong của người Mỹ còn nhân lên gấp bội. Câu chuyện bắt đầu từ một vận động viên đua xe đạp bị phát hiện ung thư tinh hoàn đã di căn lên não vào năm 1996, khi anh ở tuổi 25. Chẩn đoán của các bác sỹ tại quốc gia là trung tâm của y học thế giới khi đó là anh phải xạ trị để nuôi dưỡng hy vọng ít ỏi có thể sống sót tới cuối năm.
Nhưng vận động viên tên là Lance Arstrong ấy đã tiếp tục cuộc sống theo cách như chúng ta đã biết. Anh giành lại sự sống, tiếp tục sự nghiệp với một môn thể thao đầy gian khó, chinh phục cuộc đua như là đỉnh điểm của sự gian khổ của thể thao đến nỗi các VĐV hàng đầu ở cuộc thi đó liên tục phải đối diện với những cáo buộc dùng doping: Tour de France.
Và anh chiến thắng tới 7 lần, liên tiếp. Trong 7 năm đó, hết tờ báo này đến tổ chức kia bình chọn anh là Nhân vật thể thao của năm, dù đua xe đạp là môn thể thao thường ít được bình chọn.
Câu chuyện về sự vĩ đại của Lance Armstrong như là một phần câu chuyện kể về sự vĩ đại của người Mỹ hay nước Mỹ, những thực dân di cư rời bỏ lục địa già đang giãy dụa vì sự gò bó và tàn bạo của xã hội châu Âu cuối thời kỳ phong kiến đang chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản hoang dã, đã vượt đại dương mênh mông với bao hiểm nguy để chinh phục vùng đất mới, và rồi việc theo đuổi giá trị tự do đã giúp họ tập hợp, tự giải phóng, và xây dựng thành một quốc gia. Quốc gia đó cũng đã vượt qua bao thách thức với thời kỳ Nội chiến, thời kỳ Đại suy thoái, thời kỳ Chiến tranh lạnh để trở thành siêu cường độc tôn.
Nhưng thật kỳ lạ. Nước Mỹ, thông qua USADA, đã tự kéo đổ hình tượng của chính mình. Khi USADA chưa chuyển kết quả điều tra cho Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI), chính tổ chức quốc tế này còn nghi ngờ và có ý mỉa mai cáo buộc của USADA là hàm hồ. Và chúng ta, những người ngoài, nhìn sự việc như dấu hiệu tư thù.
Nhưng giờ thì mọi việc rõ ràng, đến mức UCI lập tức ra phán quyết như USADA đã phán quyết, cho dù trước đó tổ chức này khẳng định USADA không có tư cách để tước danh hiệu và trừng phạt Armstrong, và phán quyết cuối cùng chỉ được đưa ra sau khi có kết luận của Tòa án thể thao quốc tế.
Vẫn là những người Mỹ làm nhân chứng chống lại Armstrong. Các đồng đội ở đội Bưu điện Mỹ. Và cả những trợ lý của anh. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục nghi ngờ rằng các đồng đội chống lại anh vì đố kị, thì không thể nghi ngờ những trợ lý của Armstrong, vì chính họ cũng chịu chung số phận bị loại khỏi sinh hoạt thể thao như anh.
Ở đây, người Mỹ - thông qua USADA - đã tự phế bỏ một hình tượng vĩ đại của mình vì theo đuổi giá trị của sự trung thực trong thể thao. Theo cách nhìn của những người chủ trương "trong nhà đóng cửa bảo nhau", có thể hành động này bị coi như người Mỹ tự bôi đen chính mình. Nhưng người Mỹ đã tiếp cận theo một cách khác. Nếu sự thật là màu trắng thì anh không thể bôi đen. Và sự thật là màu đen thì anh không thể che mãi tấm màn nhung để dối trá với cuộc đời rằng nó là màu trắng. Khi một xã hội thượng tôn sự thật và luật pháp, những hình tượng tự nó sẽ xuất hiện. Còn một xã hội che giấu sự thật để bao bọc một hình tượng, hình tượng sẽ trở thành huyền thoại và xa rời xã hội, làm xã hội mất phương hướng để rồi rơi vào suy đồi và hỗn loạn.
Doping có thể giúp anh thành tích, nhưng lại hủy hoại chính cơ thể con người, trong khi giá trị của thể thao là rèn luyện sức khỏe con người.
Nếu USADA tấn công ngay cả Armstrong, có nghĩa là không có thành trì nào là bất khả xâm phạm khi người Mỹ chống doping.
Sự vĩ đại của Lance Armstrong
Giờ thì chúng ta không thể phủ nhận được việc Lance Armstrong là kẻ gian lận trong thể thao. Và chắc rằng là kẻ gian lận lớn nhất trong lịch sử thể thao. Lớn nhất, vì anh đã vượt qua khoảng 500 lần xét nghiệm doping, trong đó không dưới 60 lần bởi USADA - tổ chức đã cáo buộc anh sau này - và 125 lần bởi UCI, tổ chức tối cao của làng đua xe đạp. Và kết quả của nó là 7 danh hiệu Tour de France.
Tất cả các danh hiệu đó giờ đã bị tước. Lance Armstrong không còn chỗ đứng chính thức trong lịch sử của môn đua xe đạp, và không còn là vận động viên vĩ đại nữa.
Nhưng cách mà anh vượt qua căn bệnh hiện vẫn là chứng nan y của nhân loại, tiếp tục cuộc sống, tiếp tục một sự nghiệp cực kỳ khó khăn đủ để ghi nhận sự vĩ đại của anh, với tư cách một con người nỗ lực vượt qua những khó khăn lớn nhất của cuộc đời là sự sinh tồn, còn lại quả thận hỏng và chỉ một bên tinh hoàn, tiếp tục nỗ lực để theo đuổi những gì mình khao khát.
Chúng ta chưa nói đến hành trình gian khó của Tour de France, cuộc đua mà các VĐV phải đua tranh trong 3 tuần lễ, vượt qua 3.500 km, băng qua những ngọn núi ở độ cao 1.909-2.645m so với mực nước biển, trước những đối thủ xuất sắc nhất của làng đua xe đạp thế giới.
Cuộc chinh phục của Armstrong sau khi giành lại cuộc sống từ căn bệnh ung thư đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người không chỉ ở nước Mỹ.
Geoff Thomas, một cựu cầu thủ Anh, đã đọc cuốn tự truyện của Armstrong 3 ngày sau khi được chẩn đoán ung thư bạch cầu năm 2003. "Cuốn sách đã giúp tôi quên đi bệnh tật và khiến tôi muốn làm một điều gì đó". Rồi Thomas vượt qua bệnh ung thư, và năm 2005 - năm cuối cùng Armstrong thống trị Tour de France - anh đạp xe theo hành trình này. "Chỉ" thế thôi cũng đủ để được coi là một kỳ tích, và anh giành giải thưởng mang tên Helen Rollason cho Nhân vật của năm của chương trình thể thao đài BBC.
Nỗ lực vượt khó, truyền cảm hứng cho người khác vượt khó vẫn chưa phải là tất cả những gì Armstrong làm được. Nhờ kỳ tích đó, và cả 7 danh hiệu mà anh giành được nhờ góp sức của doping, anh đã đóng góp tên tuổi và ảnh hưởng của mình với việc lập ra Qũy chống ung thư Livestrong, đã quyên góp được hơn 500 triệu USD cho các dự án nghiên cứu chống lại căn bệnh nan y lớn nhất của loài người, và hỗ trợ các bệnh nhân điều trị căn bệnh này.
Trên cả hai phương diện, nghị lực sống và cống hiến cho cộng đồng, Lance Armstrong đều vĩ đại. Vì vậy, cho dù anh là Liestrong (chơi chữ, hàm ý kẻ dối trá lớn) và cả Livewrong (chơi chữ, hàm ý sống sai trái) thì anh vẫn xứng đáng với cái tên như đã đặt cho quỹ của mình, Livestrong (chơi chữ, hàm ý sống mạnh mẽ), không chỉ cho mình mà cho cộng đồng.
Những nhân vật vĩ đại luôn có mặt trái, và thể chế vĩ đại thì dám vạch ra mặt trái của những nhân vật vĩ đại. Nhờ thế mà con người không bị mê hoặc bởi huyền thoại và luôn sẵn sàng để dấn thân, cho mình và cho cộng đồng, mà không sợ sai lầm.

                                                                                     Hồng Ngọc
                                                                           Theo tuanvietnam.net

Friday, October 19, 2012

Tiền... đi đâu về đâu?

NH không ngừng chạy đua lãi suất để đảm bảo thanh khoản, đảm bảo cung tiền nhưng không ít người thắc mắc tỷ lệ huy động vốn khá cao nhưng tiền dư nợ tín dụng lại rất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc tiền không đi vào sản xuất, vào nền KT, vậy tiền đang đi đâu về đâu?

Ngân hàng lại "chạy đua” lãi suất

Sau một thời gian yên ắng, đến nay các ngân hàng lại tiếp tục vào cuộc tranh đua lãi suất mới. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng tuần cuối tháng 9 cho thấy, nhiều ngân hàng đang có lãi suất tiền gửi khá cao từ 12,5-13% với kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng. Các ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu, Bắc Á, Việt Nam Thương Tín… có lãi suất huy động cao nhất ở kỳ hạn 12, 13 tháng. Không chịu "thua chị kém em”, một số ngân hàng lớn như ACB, Eximbank, Sacombank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng lên. Được biết, đây là những kỳ hạn không bị Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất theo quy định.

Nói về nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đó là thực tiễn không thể chối bỏ. Một hệ thống ngân hàng với nhiều ngân hàng có quy mô khác nhau nhưng cạnh tranh trên cùng một thị trường thì không tránh khỏi các cuộc chạy đua lãi suất. Thực tế cho thấy, ngân hàng nhỏ luôn bị sức ép là phải chạy đua lãi suất để huy động vốn còn không phải phụ thuộc vào thị trường 2 hoặc liên ngân hàng. "Thời gian qua, theo chính sách điều tiết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên một số ngân hàng nhỏ bị hạn chế mức tăng trưởng trong năm 2012. Vì quy mô nhỏ và cần nhiều thanh khoản nên họ phải tăng huy động. Nếu nhìn vào báo cáo tài chính của một số ngân hàng trong quý 1 và quý 2 thì thấy rằng, rất nhiều hạng mục được chuyển sang tín dụng, tức là, từ nhiều tài khoản khác chuyển sang tín dụng và khi tín dụng "bùng lên” đụng trần thì ngân hàng thương mại tiếp tục xin Ngân hàng Nhà nước nới trần, buộc phải chạy đua lãi suất”, ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách công (chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) khẳng định.

Tình trạng hút vốn khách hàng bằng cách "vượt rào” lãi suất huy động giữa các ngân hàng có thể gây ra sự rối loạn thị trường. Mặc dù đã có sự can thiệp của cơ quan chức năng song ngân hàng vẫn lách luật. Cho nên, dùng biện pháp hành chính chỉ êm trong một thời gian  sau đó lãi suất lại "dậy sóng”.

Tiền không vào nền kinh tế

Dù tình hình đua lãi suất vẫn gia tăng, tiền trong hệ thống ngân hàng dồi dào nhưng mức độ cho vay vào nền kinh tế lại hạn chế. Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, hiện nay các ngân hàng huy động vốn đến 11% nhưng cho vay chỉ có 2,35%. Vấn đề đặt ra là tiền đang đi về đâu?

Lý giải nguyên nhân đồng tiền đang quanh quẩn đâu đó và chưa đi vào nền kinh tế, ông Trương Đình Tuyển cho biết: "Đồng tiền chưa đi vào nền kinh tế bởi cầu yếu. Doanh nghiệp có khả năng tìm thương vụ kinh doanh nhưng nợ xấu lớn nên không tiếp cận được vốn”.

Cũng tìm lời giải cho vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành phân tích rõ, nếu nhìn vào kinh nghiệm quốc tế thì điều này xảy ra khi nền kinh tế bước vào thoái nợ, tức là người vay đang muốn giảm nợ nên tín dụng không tăng. Hơn nữa, nhìn vào bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thấy rõ, dòng tiền huy động của ngân hàng tập trung tại các hạng mục tài sản khác. Tức là tiền cho vay đã được tái cơ cấu và chuyển cho công ty con như trong báo cáo hợp nhất; nợ xấu được thể hiện vào hạng mục tài sản khác như trái phiếu chính phủ. Bởi vì theo ngân hàng, đầu tư vào trái phiếu chính phủ an toàn hơn, còn cho doanh nghiệp vay trong thời gian này mức rủi ro sẽ rất cao. Đó chính là lý do tại sao tiền huy động tăng nhanh hơn nhưng không vào được sản xuất.

Ông Thành cho biết thêm, về khía cạnh doanh nghiệp. Những doanh nghiệp khỏe mà ngân hàng sẵn sàng cho vay lại chính là doanh nghiệp muốn trả hết nợ vì họ muốn củng cố bảng ngân sách kế toán, kỳ vọng của những doanh nghiệp này vào nền kinh tế không cao, không muốn đẩy mạnh đầu tư trong khi ngân hàng thì muốn cho vay. Còn những doanh nghiệp muốn vay ngân hàng để đầu tư sản xuất ngân hàng lại từ chối vì họ cho rằng doanh nghiệp này có ý định vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác.

                                                                                      Theo Đại Đoàn Kết

Thursday, October 11, 2012

Mạc Ngôn giành giải Nobel Văn chương 2012

Nobel Văn chương 2012 được trao cho nhà văn Mạc Ngôn, người có thứ văn chương “hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện dân gian, lịch sử và đương đại”.

Cái tên Mạc Ngôn đã vang lên đầy bất ngờ trong buổi họp báo công bố người thắng giải Nobel Văn chương 2012 của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, vừa diễn ra vào lúc 18h tối ngày 11.10 (giờ VN), được phát hình trực tiếp trên trang chính thức của giải.

Tính bất ngờ có lẽ không nằm ở cái tên Mạc Ngôn, bởi trong thế giới văn chương ông là người nổi bật nhất trên văn đàn Trung Quốc. Mà nằm ở chuyện có khá nhiều dân đỏ đen sẽ thắng cược nhờ đã dự đoán đúng kết quả này.

Trước đây, người ta thường không nghĩ Nobel Văn chương thường dễ đoán đến như vậy, nhất là khi nó đã bất ngờ giới thiệu với thế giới nhiều nhà văn xa lạ và ẩn dật nhưng có những tác phẩm tuyệt vời như nhà văn – nhà soạn kịch người Áo Elfriede Jelinek, nhà văn người Đức gốc Romania Herta Mueller…Năm ngoái, dân cá cược cũng đã dự đoán đúng cái tên nhà thơ Thụy Điển Tomas Tranströmer trên sàn đỏ đen của nhà cái xứ sương mù LadBrokes.

Vinh dự này đưa Mạc Ngôn trở thành người Trung Quốc thứ ba được giải Nobel, sau Cao Hành Kiện (quốc tịch Pháp) – Nobel Văn chương 2000 và Lưu Hiểu Ba – Nobel Hòa bình 2010.

Theo bản tiểu sử được viện hàn lâm công bố, nhà văn Mạc Ngôn sinh ngày 17/2/1955 trong một gia đình nông dân tại Sơn Đông, một tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc. Cơn bão cách mạng văn hóa thổi tới vào năm ông 12 tuổi, khiến ông phải bỏ học ra nông trường làm việc và sau đó là trong một nhà máy. Năm 21 tuổi, ông đi lính, bắt đầu nghiên cứu văn chương và viết. Truyện ngắn đầu tiên của ông xuất bản trên báo vào năm ông 26 tuổi.

Vài năm sau, sự nghiệp của ông có đột phá nhờ tiểu thuyết Cao lương đỏ với bối cảnh quê nhà và những nghiệm sinh của chính ông vào thời niên thiếu. Tác phẩm sau đó được Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim với diễn xuất chính của Củng Lợi vào năm 1987.

Nhiều tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn đã được dịch sang tiếng Việt như: Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Ma chiến hữu…

Các tác phẩm của ông được viện hàn lâm nhận xét: Thông qua sự kết hợp giữa hiện thực và huyền ảo, lịch sử và những viễn kiến xã hội, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới gợi nhớ đến lối viết của William Faulkner và Gabriel García Márquez trong sự phức tạp của chính nó, cũng như trong sự tìm kiếm điểm khởi đầu của văn chương Trung Hoa cổ đại và tín ngưỡng dân gian.

Bên cạnh tiểu thuyết, ông còn có nhiều truyện ngắn, tiểu luận thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Và bất chấp những chỉ trích xã hội của ông, ông vẫn được nhìn nhận tại quê nhà như một tác giả đương đại quan trọng hàng đầu.

                                                                                       Khải Trí
                                                                           (Nguồn vietnamnet.vn)

Sunday, October 7, 2012

10 đế chế tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại

Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao đế chế nổi lên rồi suy tàn. Con người có thể học hỏi được nhiều thứ từ thành tựu cũng như sai lầm của những đế chế vĩ đại đã tạo ra trong quá khứ.

Từ "đế chế" có nhiều cách hiểu khác nhau, không có định nghĩa khoa học mang tính chính xác tuyệt đối nào cho nó. Danh từ này thường bị sử dụng sai và bị bóp méo bởi lý do chính trị. Định nghĩa đơn giản nhất về một đế chế là thể chế chính trị áp đặt quyền chi phối lên một thể chế khác, và kiểm soát các quyết định chính trị của quốc gia khác yếu hơn. Vậy những đế chế nào đã từng tồn tại lâu nhất và chúng ta có thể học hỏi điều gì từ họ. Bài viết sẽ điểm lại 10 đế chế tồn tại lâu nhất trong quá khứ và điều gì đã dẫn tới sự sụp đổ của những đế chế từng một thời được coi là hùng mạnh trong khu vực và thậm chí là trên cả thế giới.

 1. Đế chế Đông La Mã

Đế chế La Mã không chỉ là đế chế nổi tiếng nhất trong lịch sử, mà còn là đế chế tồn tại lâu nhất. Đế chế này kéo dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ năm 27 trước CN cho tới năm 1453 sau CN - tổng cộng 1.480 năm. Thể chế cộng hòa trước đó đã bị lật đổ bởi cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến việc bổ nhiệm Julius Caesar trở thành hoàng đế. Đế chế mở rộng trên trên vùng đất là Italia ngày nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải. Hoàng đế Diocletian đã đặt ra một chính sách quan trọng để bảo đảm sự cai trị lâu dài cho đế chế của mình. Ông nhận thấy rằng Đế chế La Mã quá lớn và có quá nhiều áp lực từ bên trong lẫn các mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ một vị hoàng đế thì khó lòng cai trị được. Do đó, ông chia Đế chế ra làm hai nửa Đông và Tây (với ranh giới ở vùng Đông Ý). Hai bên sẽ có hai vị hoàng đế ngang quyền nhau cùng mang Đế hiệu Augustus. Sự phân chia này là tiền thân của Đế chế Tây La Mã và Đế chế Đông La Mã.

Đế chế Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 sau Công nguyên, khi các lực lượng người German nổi dậy và buộc Romulus Augustus thoái vị. Trong khi đó Đế chế Đông La Mã tiếp tục phát triển thịnh vượng sau năm 476, được biết đến với tên gọi phổ biến là Đế chế Byzantine.

Xung đột giữa các tầng lớp xã hội đến nội chiến trong giai đoạn 1341-1347 sau Công nguyên, đã làm Byzantine suy yếu và tạo điều kiện để đế chế của người Serbia giành lại một số vùng đất nằm dưới sự cai trị của Byzantine. Dưới tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng kết hợp với bệnh dịch hạch, Byzantine cuối cùng cũng sụp đổ khi Đế quốc Ottoman đã chiếm Constantinople vào năm 1453.

Mặc dù chiến lược hai hoàng đế cùng trị vì của Diocletian thực sự đã giúp kéo dài sự tồn tại của đế chế La Mã nhưng cũng chỉ đem lại kết cục giống như các thế lực cầm quyền khác vì cộng đồng dân tộc đa dạng và người dân ở các vùng đất bị cai trị cuối cùng cũng đứng lên đòi quyền tự trị.

10 đế chế kể trên là những đế chế tồn tại lâu nhất trong lịch sử, và đều tồn tại trong mình hạn chế nhất định. Cho dù đó là quản lý khai thác tài nguyên hay nhân lực, không có đế chế nào đủ khả năng để kiểm soát bất ổn xã hội do chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, tình trạng thất nghiệp và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đây chính là bài học để các quốc gia ngày nay phát triển, tránh đi vào vết xe đổ của các quốc gia trong quá khứ.

2. Đế chế Kush

Đế chế Kush tồn tại từ năm 1070 trước Công nguyên đến năm 350 sau Công nguyên trên vùng đất ngày nay là Cộng hòa Sudan. Không có nhiều thông tin chính xác về thể chế chính trị của đế chế Kush tuy nhiên có một số bằng chứng về sự tồn tại của chế độ quân chủ vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, Kush đã chi phối nhiều quốc gia nhỏ hơn và thành công trong việc duy trì quyền lực trong khu vực, đồng thời mở rộng về phía nam để chinh phục các vùng đất giàu tài nguyên gỗ mà họ rất cần tới. Nền kinh tế của Kush phụ thuộc chủ yếu trao đổi sắt và vàng.

Một số bằng chứng cho thấy đế chế đã bị tấn công từ các bộ lạc xung quanh, nhưng các học giả khác cho rằng nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khai thác sắt đã dẫn tới phá rừng tràn lan, buộc người dân di cư sau khi đã hết gỗ để nấu và chế tạo sắt.

Trong khi các đế chế khác sụp đổ vì chính sách cai trị hà khắc với người dân của họ hoặc quan hệ bang giao không tốt đẹp vớicác nước láng thì nguyên nhận chính làm đế chế Kush đi đến diệt vong lại nằm ở yếu tố tự nhiên.

 3. Đế chế Venetian (Cộng hòa Venice)

Niềm tự hào của đế chế Venetian là hạm đội hải quân hùng mạnh, lực lượng đã giúp họ xưng bá khắp châu Âu và Địa Trung Hải, và chinh phục những thành phố cực kì quan trọng trong lịch sử là Síp và Crete. Đế chế này tồn tại trong 1.100 năm, từ 697 đến 1797 sau Công nguyên. Trải qua rất nhiều biến cố, đế chế liên tục mở rộng và được bến đến với tên gọi khác là Cộng hòa Venice, là kết quả sau các cuộc chiến với người Thổ và đế quốc Ottoman.

Chiến tranh mở rộng lãnh thổ đã làm đế quốc Venetian suy yếu khả năng phòng ngự. Sau khi thành phố Piedmont về tay người Pháp, hoàng đế Napoleon Bonaparte đã nắm giữ toàn bộ đế quốc này. Napoleon đưa ra tối hậu thư buộc Doge Ludovico Manin đầu hàng vào năm 1797 và lên nắm quyền cai trị hoàn toàn Venice.

Cộng hòa Venice là một ví dụ cổ điển về một đế chế cố gắng mở rộng biên giới tới mức còn không đủ khả năng phòng vệ tại chính thủ đô. Không giống như các đế quốc khác, nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ không phải nội chiến mà là chiến tranh với các nước láng giềng. Venetian được đánh giá cao về lực lượng hải quân, lực lượng luôn sẵn sàng ở thế tấn công, nhưng lại bị phân tán quá mỏng dẫn tới Venetian mất khả năng phòng vệ trước sự tấn công từ xung quanh.

4. Đế chế Silla

Có rất ít thông tin về giai đoạn khởi đầu của đế chế Silla, nhưng chúng ta biết rằng vào khoảng thế kỷ thứ sáu, xã hội Silla rất phức tạp, một xã hội dựa trên phả hệ và dòng máu huyết thống. Hệ thống xã hội như vậy đóng vai trò quan trọng giúp đế chế này chiếm được đất đai trong thời kì đầu mở rộng lãnh thổ, nhưng cuối cùng cũng đưa Silla dẫn đến diệt vong như bao đế chế khác.
 Đế chế Silla bắt đầu từ năm 57 trước Công nguyên trên khu vực hiện nay là Bắc và Nam Triều Tiên bởi Kin Park Hyeokgeose. Dưới sự cai trị của ông, Silla liên tục mở rộng lãnh thổ, chinh phục một số các vương quốc khác trên bán đảo Triều Tiên. Trong thế kỷ thứ bảy nhà Đường ở Trung Quốc và đế chế Silla đã rơi vào tình trạng chiến tranh khi tranh giành vương quốc ở phía bắc Goryeo, nhưng cuối cùng người Silla đã thành công.

Một thế kỷ nội chiến giữa các gia tộc cũng như ở các quốc gia bị chinh phục đã làm Silla suy yếu. Cuối cùng, sau gần 1000 năm trị vì, vào năm 935 sau Công nguyên Silla đã tan rã và trở thành một phần của quốc gia mới Goryeo. Các nhà sử học không biết chính xác những nguyên nhân cụ thể nào đã dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Silla, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng các quốc gia láng giềng đã cảm thấy bất an với quá trình bành trướng lãnh thổ của Silla trên bán đảo Triều Tiên. Một số học thuyết khác cho rằng có thể các tầng lớp thấp kém hơn trong xã hội đã nổi dậy để giành lại quyền tự trị.

5. Thánh chế La Mã (Đế chế La Mã thần thánh)

Thánh chế La Mã là kết quả của những nỗ lực nhằm khôi phục Đế chế Tây La Mã và thể hiện sự phản kháng chính trị chống lại Giáo Hội Công Giáo La Mã. Nếu như Hoàng đế La Mã là danh hiệu dành cho những người cai trị đế chế La Mã, mang chức trách quan trọng là người bảo vệ cho Giáo hội Công giáo Rome, và lên nắm quyền lực thông qua bầu cử giống như vị hoàng đế La Mã đầu tiên - Agustus, thì hoàng đế đầu tiên của Thánh chế La Mã - Otto I lại được trao vương miện bởi Đức Giáo Hoàng ở Rome. Đế chế tồn tại từ 962 đến 1806 sau Công nguyên và bao gồm khu vực địa lý rộng lớn mà ngày nay là vùng Trung Âu trong đó gồm toàn bộ nước Đức ngày nay.

Đế chế được khai sinh khi Otto I lên trị vì nước Đức, và ông đã được biết đến là hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã thần thánh. Có thời điểm, đế chế đã phát triển hết sức mạnh mẽ, bao trùm một diện tích lên tới 300 vùng lãnh thổ khác nhau. Vào năm 1648, sau khi “cuộc chiến 30 năm” kết thúc Thánh chế La Mã bị chia nhỏ, và châm ngòi cho sự độc lập của các quốc gia sau này. Đây cũng là cuộc chiến tôn giáo cuối cùng ở Châu Âu khiến cho La Mã thần thánh bị tàn phá nặng nề, nhiều thành thị và vùng nông thôn bị san bằng, dân số suy giảm.

Đến năm 1806, Napoleon Bonaparte đã buộc Hoàng đế cuối cùng của Thánh chế La Mã, Francis II phải thoái vị và tổ chức lại đế chế cũ và một số vùng đất mới chính phục của người Áo và người Nga để lập nên Liên bang sông Rhine. Tương tự như đế chế Ottoman và Bồ Đào Nha, hạ tầng xã hội của Đế chế La Mã thần thánh là nhiều quốc gia nhỏ bé của các dân tộc với nguồn gốc khác nhau. Sau sự bùng nổ phong trào độc lập ở những quốc gia này, đế chế bị suy yếu nhanh chóng rồi đi đến diệt vong.

6. Đế chế Kanem

Chúng ta biết rất ít về đế chế Kanem - hầu hết kiến thức ngày nay về đế quốc này bắt nguồn từ một văn bản được phát hiện vào năm 1851 - Girgam. Qua thời gian, tôn giáo chính của đế quốc là Hồi giáo, tuy nhiên mâu thuẫn tôn giáo đã gây ra những xung đột nội bộ trong những năm đầu của đế chế. Đế chế Kanem được thành lập vào khoảng 700 và kéo dài cho đến năm 1376. Lãnh thổ Kanem trải rộng trên Chad, Libya và một phần của Nigeria ngày nay.

Theo văn bản nói trên, người Zaghawa đầu tiên thành lập thành phố N'jimi của họ vào khoảng những năm 700. Lịch sử của đế quốc được phân chia thành hai triều đại khác nhau, Duguwa và Sayfawa. Quá trình mở rộng lãnh thổ của vương quốc kéo dài liên tục nhờ vào các cuộc thánh chiến chống lại tất cả các bộ tộc xung quanh.

Hệ thống quân đội ra đời  tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thánh chiến (jihad) đã tạo ra một hệ thống chính quyền “cha truyền con nối”. Binh lính khi chinh phục được một vùng đất được trao thưởng chính vùng đất đó, và có quyền truyền lại cho con trai. Hệ thống này đã dẫn đến nội chiến làm đế chế suy yếu và dễ bị tấn công. Người Bulala đã nhanh chóng chiếm N'jimi vào năm 1376 và cuối cùng là giành quyền kiểm soát toàn bộ đế chế Kanem.

Bài học từ đế chế Kanem là quyết định cai trị có thể tạo ra xung đột từ bên trong, và từ đó dẫn tới sự suy tàn - một câu chuyện lặp lại khá nhiều trong lịch sử nhân loại.

7. Đế chế Ethiopia

Trong suốt chiều dài lịch sử , chúng ta biết rất ít về các hoạt động của Đế quốc Ethiopia. Ethiopia và Li-bê-ri-a là hai quốc gia duy nhất ở châu Phi giữ vững được chủ quyền trong thời kì người châu Âu “tranh giành châu Phi”. Quá trình trị vì lâu dài của đế quốc bắt đầu vào khoảng năm 1270 sau Công nguyên, khi nhà Solomonid lật đổ triều đại Zagwe, tuyên bố họ sở hữu các quyền đối với đất với vị thế là hậu duệ của vua Solomon, và chuyển dịch quyền lực cho người Habesha. Từ đó, triều đại đã trở thành một đế chế bằng đưa các nền văn minh non trẻ khác trên lãnh thổ Ethiopia đặt dưới quyền cai trị.

Mãi cho đến năm 1895, khi Ý tuyên chiến, đế chế Ethiopia bắt đầu suy yếu. Ethiopia đã tổ chức xâm lược của nó, nhưng Italy không được thực hiện. Năm 1935, Benito Mussolini đã ra lệnh xâm lược Ethiopia trong một cuộc chiến tranh bảy tháng trước. Người Ý sau đó chiến thắng và cai trị Ethiopia từ năm 1936 cho đến năm 1941.

Vương quốc Ethiopia không mở rộng lãnh thổ hoặc lâm vào tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên như các ví dụ trước. Thay vào đó, Ethiopia lại có nguồn tài nguyên mà các quốc gia mạnh hơn thèm muốn, đặc biệt là cà phê. Nội chiến đã góp phần làm đế chế này suy yếu và cuối cùng sự xâm chiếm của người Ý mở rộng dẫn đến sụp đổ của Ethiopia.

8: Đế chế Khmer

Đế chế Khmer có thể không nổi danh như những đế chế khác, tuy nhiên, thủ đô Angkor của người Khmer lại là kiệt tác văn hóa, một phần nhờ vào đền Angkor Wat, một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng trong thời gian phồn thịnh nhất của đế chế Khmer. Đế quốc Khmer bắt đầu khoảng 802 sau Công nguyên khi Jayavarman II đã lên cai trị vùng đất tương ứng với lãnh thổ Cam-pu-chia ngày nay. Hơn 630 năm sau, năm 1432, đế chế này đã tan rã.

Phần lớn những gì chúng ta biết về đế chế này xuất phát từ những bức họa trên đá, cũng như các ghi chép của nhà ngoại giao Trung Quốc, Chu Đạt Quan, từng đến Angkor năm 1296, và xuất bản một cuốn "Phong tục Campuchia” kể về những trải ngiệm của ông. Nổi bật trong chiều dài lịch sử của đế chế là các cuộc chiến tranh người Khmer tiến hành để mở rộng và chiếm đóng các vùng đất xung quanh. Angkor là nơi ở chính của tầng lớp quý tộc vào nửa cuối giai đoạn tồn tại của đế chế. Những nền văn minh xung quanh cố gắng giành quyền kiểm soát Angkor khi sức mạnh của người Khmer bắt đầu suy yếu.
Có nhiều lý thuyết giải thích cho lý do tại sao đế chế của người Khmer lại đi vào suy tàn. Một số người tin rằng một vị vua áp dụng triết lý Phật giáo tiểu thừa để cai trị vương quốc, đã dẫn đến sự suy giảm lực lượng lao động, sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi, và cuối cùng là mùa màng. Bên cạnh đó có học thuyết cho rằng vương quốc của người Thái - Sukhothai đã chinh phục Angkor trong năm 1400. Những người khác tin sự suy sụp của đế quốc này xuất phát từ sự chuyển giao quyền lực đến thành phố Oudong, để lại thành phố Angkor bị rơi vào quên lãng. Dù gì thì đế chế Khmer vẫn là một ví dụ cho sự phát triển quá nhanh trong khi chưa duy trì được sức mạnh nội tại nên bị diệt vong là điều tất yếu.

9. Đế chế Ottoman

Ở gian đoạn cực thịnh nhất, Đế chế Ottoman trải rộng qua ba châu lục và bao phủ một phạm vi rộng các nền văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ. Bất chấp những khác biệt văn hóa này, đế chế vẫn phát triển thịnh vượng trong 623 năm, từ 1299 đến 1922 sau Công nguyên.

Đế chế Ottoman lúc mới đầu chỉ là một quốc gia nhỏ của người Thổ sau khi Đế quốc Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này. Osman đệ nhất đã đưa ranh giới của đế chế mở rộng ra bên ngoài, dựa vào hệ thống tư pháp, giáo dục và quân sự hùng mạnh cũng như một phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo.

Đế chế này mở rộng và cuối cùng đã chiếm Constantinople năm 1453, và tiến sâu hơn vào lãnh thổ châu Âu và Bắc Phi. Nội chiến trong những năm đầu 1900 - ngay trước chiến tranh thế giới thứ I và phong trào nổi dậy của người Ả Rập đã báo hiệu sự kết thúc khó tránh khỏi. Sau khi chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, Hiệp ước Sèvres đã chia cắt phần lớn lãnh thổ của Đế quốc Ottoman. Đế chế sau đó đã suy tàn sau chiến tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến sự sụp đổ của Constantinople vào năm 1922.

Lạm phát và thất nghiệp thường được coi là những yếu tố chính làm sụp đổ đế chế Ottoman. Mỗi phần nhỏ của vương quốc rộng lớn này rất đa dạng về văn hóa và kinh tế, và cuối cùng dẫn đến các phong trào nổi dậy giành độc lập từ bên trong do những yếu kém trong quản lý của chính quyền.

10. Đế chế Bồ Đào Nha

Đế chế Bồ Đào Nha nổi tiếng với một trong những hạm đội đội tàu chiến hải quân hùng mạnh nhất thế giới trong lịch sử. Không nhiều người biết rằng đế chế này đã nắm giữ mảnh đất cuối cùng cho tới tận năm 1999. Người Bồ Đào Nha bắt đầu đế chế của họ, từ năm 1415, khi chiếm Cueta, một thành phố Hồi giáo ở Bắc Phi và mở rộng cai trị cho tới khi họ di chuyển vào châu Phi, Ấn Độ, Châu Á và cuối cùng là Châu Mỹ. Đây là đế chế đầu tiên trong lịch sử trải rộng trên bốn châu lục.

Sau Thế chiến II, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ trên thế giới, dẫn tới nhiều nước châu Âu phải rút khỏi các thuộc địa. Nhưng mãi tới năm 1999, Bồ Đào Nha mới trao trả Macau về Trung Quốc, và chấm dứt sự tồn tại của đế chế 584 năm tuổi.

Đế chế Bồ Đào Nha mở rộng nhanh chóng bởi các loại vũ khí tuyệt vời, uy lực hải quân và khả năng thiết lập nhanh chóng hệ thống cảng biển để buôn bán đường, nô lệ và vàng. Đế chế này cũng có đủ nhân lực để nhanh chóng chinh phục và cai trị các vùng đất. Tuy nhiên, giống như hầu hết các đế chế khác trong lịch sử, những vùng bị chinh phục cuối cùng cũng tìm được cách đòi lại đất đai của họ.

Đế chế Bồ Đào Nha sụp đổ do một số yếu tố bao gồm cả áp lực quốc tế và sức ép về mặt kinh tế.

                                                                                     [PUT sưu tầm]
                                                                                    Ngày 07/10/2012