Showing posts with label THỜI SỰ. Show all posts
Showing posts with label THỜI SỰ. Show all posts

Tuesday, March 18, 2014

Bài phát biểu của Chủ tịch nước trước Quốc hội Nhật Bản



Bài phát biểu có tiêu đề:  "Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi”
Tokyo, ngày 18/3/2014
Kônnichiwa (câu chào bằng tiếng Nhật)
Thưa Ngài Massaki Yamazaki, Chủ tịch Thượng nghị viện,
Thưa Ngài Bunmei Ibuki, Chủ tịch Hạ nghị viện,
Thưa Ngài Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản,
Thưa các vị Bộ trưởng,
Thưa quý vị đại biểu lưỡng viện,
Hôm nay, tôi rất vinh dự được phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản - cơ quan lập pháp có lịch sử lâu đời nhất ở châu Á và đóng vai trò rất quan trọng trong suốt 125 năm lịch sử của đất nước Mặt Trời mọc. Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi tới quý vị và nhân dân Nhật Bản những tình cảm hữu nghị và lời chúc tốt đẹp nhất.

Monday, December 30, 2013

MỘT GIA ĐÌNH NÔNG DÂN HIẾU HỌC



Từ tay trắng, sống dựa vào mấy sào đất ruộng, đất rẫy, vợ chồng ông Phạm Chí Tưởng (SN 1954, thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ 2, TX Sông Cầu) đã nuôi 6 người con ăn học thành đạt. Gia đình nông dân giàu nghị lực này được Hội Khuyến học tỉnh biểu dương là gia đình hiếu học tiêu biểu.

ong-Tuong131230.jpg
Gia đình ông Phạm Chí Tưởng - Ảnh: CTV
Định cư tại một thôn miền núi, thu nhập chỉ phụ thuộc vào cây sắn, cây bắp, nên cuộc sống của gia đình ông Tưởng gặp không ít khó khăn. Để nuôi gia đình 8 người, vợ chồng ông Tưởng phải vất vả bươn chải, sớm hôm tảo tần trên ruộng, rẫy. Có năm mất mùa, gia đình ông phải chịu cảnh ăn cơm độn sắn, bắp nhiều tháng liền. Chật vật là thế, nhưng chưa khi nào ông Tưởng nghĩ sẽ cho các con nghỉ học đi làm mướn. Ông chia sẻ: “Vợ chồng tôi luôn động viên nhau rằng: Đời mình đã không được học đến nơi đến chốn, nên đời các con phải được tạo dựng tốt hơn. Vì vậy, dẫu có vất vả mưu sinh, tôi cũng quyết chí nuôi các con ăn học thành đạt”.

Friday, June 28, 2013

Lan tỏa từ mô hình gia đình hiếu học

Gia đình hiếu học là hạt nhân của phong trào khuyến học tại địa phương. Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình hiếu học ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, làm nền tảng bền vững, thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập phát triển.

Mỗi khi nhắc đến gia đình ông Phạm Chí Tưởng, xã Xuân Thọ 2, TX Sông Cầu, nhiều người không khỏi ngưỡng mộ trước cặp vợ chồng nông dân giàu nghị lực này. Sống dựa vào mấy sào ruộng, rẫy, vợ chồng ông Tưởng đã nuôi 6 người con ăn học thành đạt. Ông Tưởng tâm sự: “Ngày con trai đầu Phạm Quốc Trí thi đậu cả 2 trường đại học, chúng tôi lo nhiều hơn là mừng, vì không biết chạy tiền đâu ra để cho con thực hiện ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng. Cuộc sống khi đó rất khó khăn, đến miếng ăn còn vất vả, huống chi là cho các con học hành đến chốn. Nhưng vợ chồng tôi quyết không vì nghèo mà làm gián đoạn tương lai của con”.

Thương ba mẹ vất vả, nên các con của ông Tưởng luôn vượt khó học giỏi, yêu thương và đùm bọc nhau. Khi anh trai lớn ra trường, có việc làm, nuôi lại đứa em kề học đại học. Cứ thế, lần lượt 6 anh em ra trường và có việc làm ổn định. Hiện nay, con trai lớn Quốc Trí là Phó giám đốc một công ty xây dựng ở An Giang; con trai thứ hai là Quốc Dũng, tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đang là Phó phòng một công ty bảo hiểm tại TP Hồ Chí Minh; con trai thứ ba Quốc Toàn tốt nghiệp Trường đại học Văn Lang đang công tác tại một ngân hàng chi nhánh TX Sông Cầu; con trai thứ tư Quốc Thắng tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa Hà Nội, đang công tác tại Đắk Lắk; con gái Minh Phú tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, đang công tác tại một ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh; con gái út tốt nghiệp Trường đại học Luật TP Hồ Chí Minh, đang làm việc tại một công ty quảng cáo tại TP Hồ Chí Minh. Những năm tháng chịu gian khó, cực nhọc của vợ chồng ông Tưởng đã được các con đền đáp xứng đáng bằng bảng vàng thành tích học tập.

Tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, có một gia đình hiếu học khác cũng làm cho nhiều người nể phục. Đó là vợ chồng ông Huỳnh Gia Tùng, một gia đình nông dân nghèo khó nhưng có đến 5 người con thành đạt. Trong đó, có một người là thạc sĩ Toán học, 4 người còn lại đều tốt nghiệp đại học. Nhiều năm liền, gia đình ông đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Gia đình hiếu học”. Còn tại xã An Cư, huyện Tuy An, gia đình ông Nguyễn Văn Tâm được biết đến với thành tích có 7 người con đậu vào các trường đại học. Sau khi ra trường, họ đều đảm nhận những vai trò quan trọng trong các công ty. Ông Tâm bộc bạch: “Tôi lớn lên trong một gia đình nghèo khó, phải bỏ học giữa chừng nên hơn ai hết, tôi biết việc học có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Vì vậy, tôi muốn đầu tư, tạo điều kiện cho các con học tập một cách tốt nhất. Từ năm 1987, tôi đã lần lượt gởi các con vào TX Tuy Hòa (nay là TP Tuy Hòa) để học. Nhờ có nền tảng kiến thức tốt, thái độ ham học, cộng thêm sự động viên từ ba mẹ, các con tôi đã có được kết quả mỹ mãn như hôm nay. Đây là một sự trả công xứng đáng cho sự vượt khó của vợ chồng tôi”.

Phó chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phạm Hữu Sen nhận xét: “Trong mỗi mái ấm gia đình, truyền thống hiếu học là một yếu tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hành vi, lối sống và nhân cách của từng thành viên. Thật xúc động khi có nhiều gia đình hiếu học, dù gia cảnh rất khó khăn, thu nhập bấp bênh… nhưng vẫn quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, tạo điều kiện cho các con học hành thành đạt. Đây là một tín hiệu vui thúc đẩy và nhân rộng mô hình gia đình hiếu học hơn nữa. Tuy nhiên, để cuộc vận động gia đình hiếu học thực sự đi vào cuộc sống và mang tính bền vững, mỗi gia đình cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc động viên con em hiếu học, hướng tới xây dựng gia đình văn hóa, cộng đồng giàu mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển”.

                                                                                                    HÀ MY
                                                                                     (Nguồn baophuyen.com.vn)

Friday, June 21, 2013

Tổng thống Putin ly hôn - Điều thú vị nhất mới bắt đầu?

Cho đến nay, báo giới chính thống Nga vẫn có sự cấm đề cập cuộc sống riêng tư của ông Putin. Nhưng báo mạng tự do Slon.ru bình luận: “Nay điều thú vị nhất bắt đầu. Putin sẽ lấy vợ lần hai? Và với ai?

Cho đến nay, báo giới chính thống Nga vẫn có sự cấm đề cập cuộc sống riêng tư của ông Putin. Nhưng sau khi công bố ly dị, lại có những thắc mắc liệu vị TT Nga 60 tuổi vẫn cường tráng có tính quen người phụ nữ nào khác? Báo mạng tự do Slon.ru bình luận: “Nay điều thú vị nhất bắt đầu. Putin sẽ lấy vợ lần hai? Và với ai?
“Thiếp vẫn còn son, 3 con cùng chàng”?
Từng có tin đồn (không thể xác minh) ông Putin mê nữ cựu điệp viên xinh đẹp Anna Chapman - con của một cựu quan chức tình báo KGB của Liên Xô (cũ), bị Mỹ bắt năm 2010 vì hoạt động tình báo trước khi cùng 9 người khác được trả về Nga. Hiện cô là một người mẫu đồ lót nổi tiếng, hồi tháng 3 xuất hiện trong chương trình Tuần thời trang Nga với bộ quần áo da bó sát.
Còn có tin đồn ông Putin lập gia đình bí mật và đã có 2, thậm chí 3 con với cựu nữ VĐV thể dục nhịp điệu Alina Kabayeva 30 tuổi, hiện là nghị sĩ thuộc Đảng Nước Nga thống nhất vốn do ông Putin đứng đầu. Cô cũng từng xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vogue bản tiếng Nga hồi đầu năm 2011. Kabayeva từng đoạt huy chương đồng Olympic 2000 và huy chương vàng Olympic 2004, 14 lần vô địch thế giới và được nhận định “rất dẻo”. Cô kết thúc sự nghiệp thể thao năm 2005.
Trước đó hồi tháng 4.2008, báo lá cải Moskovsky Korrespondent của “đại gia” Alexander Lebedev đăng tin ông Putin đã bỏ vợ và tính cưới nữ VĐV Kabayeva (lúc đó 27 tuổi) vào ngày 17.6 năm ấy. Báo trên nêu họ có thông tin từ một công ty tổ chức tiệc cưới ở St Petersburg. Tuy nhiên, Điện Kremlin phủ nhận thông tin này, và vài tháng sau tờ báo phải đóng cửa.
Báo Mỹ The New York Post ngày 29.1.2013 dẫn những “nguồn tin bí mật” rằng ông Putin quen Kabayeva từ năm 2001, và đã có một con trai bốn tuổi và một con gái mới sinh vào cuối năm 2012 với cô. Báo Daily Mail (Anh) hồi năm 2009 cũng đưa tin Kabayeva đã sinh một con trai và người cha có thể là ông Putin. Các nguồn tin truyền thông nước ngoài cho biết cô Kabayeva và hai con đang sống trong một dinh thự ở thành phố Sochi bên bờ biển Đen.
Vợ giận, bỏ đi tu?
Hồi tháng 4, Kabayeva tròn 30 tuổi và xuất hiện trong một phim tài liệu của kênh TV nhà nước Rossia Channel One, trong đó cô khẳng định chưa có con nhưng cô thích có bầy con đông đảo. Sau khi vụ ông Putin ly dị bùng lên, cô lên TV cho biết “đã gặp một người đàn ông mà tôi rất yêu”. Cô không nói tên người đàn ông ấy nhưng khẳng định rất muốn lập gia đình và cô tái khẳng định rằng chưa hề có con. Dân Nga tin chắc cô sẽ là vợ thứ hai của ông Putin, và một đám cưới sẽ chính thức đưa cô lên ghế đệ nhất phu nhân trẻ nhất (sau hoàng hậu Alexandra, người vợ bệnh hoạn của sa hoàng Nga cuối cùng Nicholas II).
Các chuyên gia nói cuộc ly dị của ông bà Putin sẽ không tác động xấu về mặt chính trị của ông, nhưng có thể tạo ra sự thay đổi nếu ông “đi bước nữa”. Họ nói có thể ông bà muốn kết thúc “vở diễn” gia đình hạnh phúc đầy mệt mỏi, hoặc do ông muốn làm theo các vị sa hoàng trước đây, những người bỏ vợ để cưới vợ mới. Dù vậy, việc lãnh đạo Nga đương nhiệm ly dị vợ vẫn là điều bất thường tại Nga. Lãnh đạo Nga gần đây nhất công khai “từ” vợ chính là vị anh hùng trong mắt ông Putin: Peter đại đế hồi 300 năm trước.
Alexei Mukhin, Giám đốc Trung tâm Thông tin chính trị (một tổ chức độc lập ở Moscow) nói: “Có thể ông Putin sẽ tái hôn. Tại sao không thế? Nếu đó là lý do, có thể ông muốn giải quyết nhanh. Ly dị sẽ là sự giải phóng cho ông Putin và thông tin được đưa ra tại thời điểm ít ảnh hưởng nhất, khi mà cuộc bầu cử đã qua.Khi kỳ bầu cử TT kế tiếp sẽ diễn ra trong chưa đầy 5 năm nữa, ông ấy sẽ muốn mối quan hệ mới được xác lập rõ ràng”. Ông Putin đã hai lần làm thủ tướng, làm TT hai nhiệm kỳ từ năm 2000 - 2008, và làm TT từ năm 2012 - 2018, chưa kể khả năng khi ấy ông sẽ kiếm thêm nhiệm kỳ TT thứ tư đến năm 2024.
Tuyên bố của vợ chồng Putin xóa tan những dấu hỏi về cuộc đời riêng của vị TT luôn đề cao các giá trị truyền thống và khẳng định đạo Chính thống Nga là quy chuẩn đạo đức cho dân Nga. Đạo này cho phép ly dị nhưng với nhiều điều kiện, và chưa rõ ông bà Putin đã được các chức sắc tôn giáo cho phép hay chưa.
Về mặt chính trị, có lẽ ông Putin đã tính kỹ rằng “thà công khai” chuyện ly dị hơn để dân Nga nghi ngờ ông có một cuộc sống bí mật. Cuộc ly dị này cũng chấm dứt những tin đồn về mối quan hệ hôn nhân trục trặc của ông bà Putin, như họ đã bí mật ly dị, hoặc ông Putin có “bồ nhí” nên người vợ (nay 55 tuổi) giận và bỏ đi tu ở một tu viện cổ của đạo Chính thống ở vùng ngoại biên giới giáp Estonia.
“Lyudmila Alexandrovna đã xong ca”
Theo bà Lyudmila Putina, nguyên nhân dẫn đến quyết định ly dị là vì chồng bà quá tham công tiếc việc! Tối 6.6, ông bà Putin vẫn đi xem một vở ba-lê cổ điển Nàng Esmeralda diễn trong Điện Kremlin, rồi “bất ngờ” công bố chuyện ly dị khi cùng trả lời phỏng vấn kênh TV Russia 24, nên có vẻ đây là một kịch bản được dàn dựng kỹ trong vòng 3 phút: vở múa phổ biến ở Nga này dựa theo tiểu thuyết Thằng gù nhà thờ Đức bà kể mối tình vô vọng của anh gù Quasimodo dành cho nàng du mục Esmeralda. Dân Nga cho rằng vụ “diễn kịch” này là bước đầu tiên để ông Putin chuẩn bị giới thiệu vợ mới hoặc bạn gái với dân Nga.
Điều kỳ lạ là nhà báo hỏi vợ chồng Putin về vở diễn trước khi táo bạo chuyển ngay sang câu hỏi về vụ ly dị: “Ông bà hiếm khi xuất hiện cạnh nhau, và có tin đồn ông bà không còn sống với nhau. Có đúng thế không?”. Ông Putin xác nhận: “Đúng thế. Toàn bộ hoạt động của tôi là việc quốc gia đại sự… Toàn bộ công việc của tôi là xuất hiện trước mọi người và có những người hoàn toàn không thích hợp với việc đó”, rồi ông cười nói đùa: “Lyudmila Alexandrovna đã xong ca”.
Ông bà Putin gọi tên nhau theo tên họ cha của mỗi người, vốn thường dùng chỉ để gọi người có vai vế lớn hơn hoặc người lạ. Ông bà đều không nói thêm về cuộc sống hiện tại của họ, không cho biết rõ họ đã hoàn tất thủ tục ly dị hay chưa. Ông Putin nói không như ông, bà Lyudmila không thích những cuộc xuất hiện trước công chúng, và ông hoan nghênh sở thích “ở ẩn” của vợ trong nhiều năm qua.
Bà Lyudmila nói thêm: “Cuộc hôn nhân của chúng tôi đã tan vỡ. Đây là quyết định chung. Vladimir Vladimirovich chìm ngập trong công việc, con cái chúng tôi đã lớn và có cuộc sống riêng. Tôi không thích sự rùm beng, việc đi máy bay là một sự khó khăn cho tôi và gần như do chúng tôi hầu như chẳng bao giờ gặp nhau. Chúng tôi có quan hệ tốt. Tôi rất biết ơn Vladimir Vladimirovich luôn ủng hộ tôi. Ông ấy rất yêu thương con cái và các con cảm nhận được tình thương ấy”.
Bà khẳng định đây là một cuộc ly dị “văn minh”. Không rõ ý bà cảm ơn chồng ủng hộ mang nghĩa về tài chính hay điều gì khác, nhưng tên bà có trong bản khai thu nhập của TT: năm 2011, bà khai có 443.000 rúp (15.000USD) tức chỉ bằng 1/10 khoản thu nhập có kê khai của chồng.
“Ham việc, quên cả sống”
Năm 2005, bà Lyudmila từng công khai than phiền với 3 tờ báo Nga, việc chồng làm việc quên cả giờ giấc, “quên rằng người ta không chỉ làm việc mà còn phải sống”. Người phát ngôn Dmitri Peskov của ông Putin nói không biết vợ chồng TT đã hoàn tất thủ tục ly dị hay chưa, chỉ bảo họ ly thân từ lâu: “Đó là chuyện đời tư của TT, người không bao giờ nói công khai về vấn đề này. Đó là nguyên tắc của TT và ngài có quyền đó, vậy hãy tỏ ra tôn trọng TT. Từ lâu đã không còn là bí mật, ai cũng biết từ lâu TT cống hiến hết mình cho tổ quốc, vì nhân dân”. Peskov cũng khẳng định ông Putin sẽ không tái hôn.
Ông bà Putin hiếm khi xuất hiện cùng nhau trước công chúng trong năm 2012, lần gần đây nhất dân Nga trông thấy vợ chồng Putin là vào ngày 4.3.2012, khi ông bà cùng đi bỏ phiếu bầu cử, và ngày 7.5.2012, khi ông Putin làm lễ nhậm chức TT lần thứ ba. Nhưng ở các sự kiện đó, ông bà rõ ràng có vẻ khó chịu khi phải đứng cạnh nhau, chỉ càng làm giới chính trị ngầm xác nhận “gia đình TT lục đục”. Sau khi nhậm chức TT, ông Putin chỉ hôn phớt nhẹ lên má vợ.
Năm 2010, ông bà “cự” nhau tại tư dinh khi trả lời các câu hỏi trong cuộc điều tra dân số có truyền hình trực tiếp, chiếu hình ảnh bà đã tháo nhẫn cưới khỏi ngón tay phải, nói: “Tôi là vợ ông ấy” và tỏ vẻ căng thẳng, đôi mắt liên tục chớp khi được hỏi ông bà có đăng ký hôn thú hay không. Cuối phim, ông Putin nói vợ “không khiêm tốn” do bà khẳng định bà biết nói tiếng Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Nhưng bà đáp: “Sự thực là thế mà!”. Người phát ngôn của ông Putin lúc đó nói bà Putina không đeo nhẫn cưới thì có nghĩa không còn là vợ ông nữa.
Nhiều năm qua, ông Putin thường một mình đi thăm chính thức các nước, dù có sự kỳ vọng nghi thức ngoại giao sẽ trọn vẹn nếu có đệ nhất phu nhân tháp tùng. Thực tế là 5 tháng sau khi TT Boris Yeltsin chọn ông Putin làm người kế nhiệm hồi năm 2000, bà Lyudmila chỉ ra mắt nhân dân chưa tới chục lần và không hề có phát biểu nào.
Trong nhiệm kỳ TT thứ nhất, ông Putin cũng đưa vợ đi cùng trong các chuyến thăm nước ngoài, nhưng qua nhiệm kỳ 2 thì ông đi công tác “sô-lô”. Vì vợ không cùng thăm Anh hồi tháng 4.2000, sau đó ông chọc Thủ tướng Tony Blair Anh đem vợ tới St Petersburg: “Ông ấy đưa bà xã tới đây, còn tôi lại đưa các ông bộ trưởng đến London”.
Nỗi niềm của Lyudmila
Ông Putin từng là điệp viên KGBiai đoạn hạnh phúc nhất của vợ chồng ông, tiếp sau việc hai con gái ra đời năm 1985 và 1986., cưới cô tiếp viên Lyudmila Shkrebneva của Hãng hàng không Aeroflot (thời Liên Xô) ngày 28.7.1983, trước khi qua Đông Đức làm việc ở thành phố Dresden (Đông Đức cũ) hồi năm 1985. Họ quen nhau tại Leningrad (nay là St Petersburg, quê quán của ông Putin) khi Lyudmila 21 tuổi đến thăm một người bạn gái và được một người bạn giới thiệu với ông Putin.
Xuất thân từ một tầng lớp khiêm tốn và tốt nghiệp đại học văn chương, Lyudmila mơ ước trở thành diễn viên. Theo lý lịch trên địa chỉ web chính thức của ông Putin, ông cầu hôn 3 năm sau lần gặp đầu: “Tôi biết nếu tôi không lấy vợ trong 2, 3 năm nữa, thì tôi sẽ không bao giờ lấy ai”, ra ý ông rất yêu bà Lyudmila. Ông Putin cũng từng nói với bạn: “Ai sống được 3 tuần cạnh Lyudmila thì đáng được xây tượng đài”. Ông từng kể 5 năm sống ở Dresden là g
Cuộc tình Putin - Lyudmila từng là đề tài đầy lãng mạn cho một bộ phim có tên Kiss me off the record (tạm dịch Nụ hôn không dành đăng báo) vào năm 1980. Nhưng trong cuốn sách Vladimir Putin: Con đường dẫn tới quyền lực xuất bản năm 2002, bà Lyudmila công khai những bất đồng trong quan hệ với ông Putin. Bà khẳng định ông luôn trễ hẹn với bà ít nhất một giờ, thường xuyên chỉ trích các món ăn do bà nấu.
Khi cô con gái đầu lòng của hai người ra đời, ông đang đi công tác, buộc bà phải gọi taxi để đi đến bệnh viện. Ông Putin thậm chí luôn trễ hẹn khi còn đang tán tỉnh bà Lyudmila. “15 phút chờ đợi đầu tiên trôi qua một cách bình thường, 30 phút cũng vậy. Nhưng sau một giờ, tôi gần như bật khóc vì xấu hổ - bà Lyudmila kể về một cuộc hẹn với ông Putin tại một nhà ga ở Leningrad, lý do của ông ấy luôn là công việc. Quả thật trong công việc ông ấy luôn luôn đúng giờ, nhưng trong cuộc sống riêng tư thì không bao giờ”.
Trong cuốn sách Người đầu tiên viết về ông Putin, bà Lyudmila cũng tiết lộ khi nghe tin chồng mình sẽ kế nhiệm TT Boris Yeltsin hồi năm 1999, bà đã chết lặng. “Một cô bạn gái gọi điện cho tôi và hỏi “Cậu có biết không?”. Tôi trả lời: “Chuyện gì thế?”. Cô ấy nói cho tôi tin đó và tôi đã khóc suốt cả ngày. Bởi tôi hiểu rằng cuộc sống riêng tư của mình đã chấm dứt”. Hồi năm 2011, báo Bild (Đức) dẫn một số tài liệu giải mật tiết lộ bà Putina từng tâm sự ông Putin đã ngoại tình, đánh vợ và lừa dối vợ khi còn ở Dresden từ năm 1985 - 1990.
Báo này nêu vợ chồng Putin là nạn nhân theo dõi của BND (cơ quan tình báo Đức). Bà Lyudmila bị một nữ điệp viên BND làm quen, thường đến căn hộ của vợ chồng Putin ở địa chỉ 101 đường Raderbergerstrasse. Ở đó, bà Putin trút hết tâm sự về những lần “ăn chả” của chồng, những lần bị chồng đánh đập. Các tâm sự “trục trặc gia đình” này đều được nữ điệp viên báo cáo cấp chỉ huy, theo Erich Schmidt-Eenboom, Giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình ở Weilheim và là tác giả nhiều đầu sách về tổ chức tình báo Đức.
Ông viết về hoạt động của BND ở Dresden: “Trái với hình ảnh sau này bà vẽ về một cuộc hôn nhân lý tưởng, Lyudmila thường than phiền chuyện bị chồng đánh và những vụ ngoại tình của chồng. Các thông tin này đều được BND chia sẻ với các đồng minh NATO”. Tờ báo còn nói khi rời Dresden trên chiếc Volga màu đen hồi mùa xuân 1990, trung tá KGB Putin chở theo một đứa con hoang. Tuy nhiên, đến nay, chưa ghi nhận phản ứng chính thức nào từ phía Moscow về thông tin này.
Không cho chụp ảnh con gái
Theo cuốn sách Tình bạn mong manh in bằng tiếng Đức năm 2001, bà Lyudmila rất tự hào vì chồng không nhậu nhẹt say sưa và đánh vợ như những người đàn ông Nga bình thường. Nhưng bà trách ông dành quá nhiều thời gian tối cho bạn bè, nên bà vẫn phải lo bày món nhậu và rượu cho bạn của chồng. Bà cũng phàn nàn việc đàn ông Đức “lùa” vợ dậy sớm để lo bữa sáng cho chồng, vì sau một chuyến thăm Đức, ông Putin cũng “bắt chước các bậc nam nhi Đức”.
Cuốn sách này do Irene Pietsch người Đức viết. Bà này là vợ của một chủ ngân hàng ở Hamburg - đã là bạn của ông Putin từ năm 1995 - khi ông Putin là Phó thị trưởng St Petersburg. Pietsch còn kể bà Lyumila “nghiện” trò bói toán khiến chồng bà luôn mắng vợ “mê tín dị đoan”. Bà Lyudmila cũng từng tâm sự: khi còn là tiếp viên hàng không, bà đã làm bánh để bán và kiếm được nhiều tiền, cho đến khi bị cơ trưởng cấm vì ông ta tức không được chia phần.
Năm 1997, bà Lyudmila đi Hamburg chơi 4 ngày và chủ yếu là mua sắm. Pietsch kể Lyudmila rất tức việc chồng chẳng cho bà thẻ tín dụng, dù ông biết gia đình TT Boris Yeltsin sử dụng thẻ này. Bà nói: “Tôi sẽ chẳng bao giờ được như Raisa Gorbachev”, ám chỉ việc vợ cựu TT Liên Xô Mikhail Gorbachev được dân Nga công nhận là vợ lãnh đạo Liên Xô nhưng bặt thiệp, chịu giao tiếp với quần chúng và ăn mặc đúng thời trang.
Bà Lyudmila cũng kể việc nuôi 2 con gái Maria và Yekaterina vừa tận tâm vừa xa cách: hai cô hay chia sẻ bí mật với mẹ, nhưng bà không nghĩ cha mẹ và con cái nên đối xử với nhau như bạn bè. Khi công bố chuyện ly dị, ông Putin cũng bác bỏ tin đồn hai con gái Maria (sinh ngày 28.4.1985) và Ekaterina (sinh ngày 31.8.1986) đã lấy chồng đều là người nước ngoài: “Các con tôi vẫn học ở Nga, luôn sống tại Nga”.
Tuyên bố này ngược với tin đồn Maria đã lấy chồng người Hà Lan, Ekaterina là con dâu của một cựu đô đốc hải quân Hàn Quốc, từng là tùy viên quân sự ở Sứ quán Hàn tại Moscow. Ông này khoe rằng ban đầu ông Putin không bằng lòng cho con gái lấy trai Hàn, nhưng sau khi gặp Yoon thì ông chấp thuận.
Từ lúc nắm quyền lực, ông Putin quy định báo giới Nga tránh chụp ảnh hai cô con gái của ông và chỉ mỗi một ảnh gia đình được công bố. Hầu như không bao giờ có ảnh của Maria và Yekaterina, ngoài vài bức lúc họ mới lớn và chụp từ đằng sau. Putin hiếm khi trả lời các câu hỏi về mối quan hệ với vợ và con, ông nói hãy để họ yên.
                                                                            Theo Thế giới & Hội nhập

Monday, June 10, 2013

Mourinho có thù với bóng đá Việt Nam??

Một lần nữa Mourinho lại nhắc đến Việt Nam trong bài phỏng vấn cuối cùng trên tư cách HLV Real Madrid. Với những phát ngôn gây sốc và đầy tranh cãi thường thấy, Mourinho bảo làm việc ở Real Madrid chả khác gì làm việc ở... Việt Nam.
Chủ tịch Florentino Perez bảo chính áp lực, từ truyền thông, người hâm mộ và nội bộ đội bóng đã khiến Mourinho rời Madrid sớm hơn dự kiến. Trên chương trình Punto Pelota, Mourinho nói ngược lại hoàn toàn với ý của Perez. Nguyên văn như sau: “Tôi chưa từng cảm thấy áp lực trong ba năm qua. Tôi là HLV duy nhất trong lịch sử Real Madrid chưa từng ăn ở những nhà hàng sang trọng, chưa từng thăm thú toà soạn các báo. Khi cầm quân, bạn có 20 cầu thủ, 20 quả bóng và một sân vận động thì là ở Real, Trung Quốc hay Việt Nam, cũng không có sự khác biệt nào”.
Đây không phải là lần đầu tiên Mourinho nhắc đến Việt Nam. Lần đầu tiên ở Ý, khi PV có ý chê bai chức vô địch của Inter Milan là quá dễ dàng bởi các đối thủ đều đã suy yếu, Mourinho nói: “Vô địch ở đâu cũng khó, Việt Nam còn khó nữa là”.
Lần thứ 2 là sau một trận đấu tại La Liga. Khi ấy vì quá khó chịu với cách chơi bạo lực của các cầu thủ Sevilla và sự dung túng của trọng tài, Mourinho nói: “Nếu tôi ngồi ở nhà và xem trận này qua truyền hình thì 15 phút là tôi chuyển kênh. Mở Eurosport coi Việt Nam đá sướng hơn”.
Khi người ta nhắc đi nhắc lại một điều gì đó, rõ ràng nó phải mang tính điển hình. Ở đây Việt Nam chính là một điển hình... xấu. Mourinho so sánh những trận đấu bạo lực, những vị trọng tài kém năng lực, một giải đấu dở và một môi trường làm việc không áp lực với Việt Nam là bởi nó quá... dễ hiểu và mang tính đặc trưng cao. Chẳng hạn như khi người ta hỏi: “Chừng nào Việt Nam vô địch World Cup” thì chả cần phải nói là mấy chục năm, mấy trăm năm, chỉ cần nói “tới tết Congo” là người nghe sẽ hiểu nó... xa ơi là xa và dám... không bao giờ tới.
Việt Nam, chính xác hơn là bóng đá Việt Nam, đã “nổi tiếng” đến mức độ phổ quát như thế. Người nước ngoài dùng Việt Nam làm một vế so sánh bởi nó quá dễ hiểu và dễ mường tượng. Khi cả đất nước Tây Ban Nha kêu gọi triệu tập Raul Gonzalez trở lại đội tuyển cách đây hai năm mà HLV Vicente del Bosque vẫn phớt lờ, tờ Marca thậm chí đã đưa lên trang nhất: “Tại sao Raul không được gọi, phải chăng anh ấy là người Việt Nam?”
Khi Tây Ban Nha để thua Argentina 1 – 4 trong một trận giao hữu hậu World Cup 2010 thì tờ AS đã mô tả 15 phút đầu Tây Ban Nha đá như... Việt Nam. Hai tờ báo có số phát hành cao nhất Tây Ban Nha (riêng Marca là một trong những tờ có doanh số cao nhất châu Âu) đưa chữ Việt Nam để cho hàng tít và thông tin của mình có sức nặng. Đọc một cái là... hiểu liền.
Trở lại với phát ngôn của Mourinho. Đấy chắc chắn không phải là lần cuối cùng “người đặc biệt” nhắc đến Việt Nam trong những phát ngôn của mình. Khi bạn cứ nói đi nói lại một điều gì đó, hoặc là bạn rất thích nó, hai là bạn rất ghét nó. Mourinho là người Bồ, có thể ông là bạn của... Calisto và mê bóng đá Việt Nam chăng? Nếu không, hẳn ông... có thù với nền bóng đá nước ta. Nhưng lần này ông đã nói sai. Ông chê bóng đá Việt Nam dở, chê bạo lực, chê trọng tài thì cũng... chấp nhận được đi, chứ làm sao nói bóng đá Việt Nam không có áp lực. Cứ thử mà sang đây cầm quân xem, giúp Việt Nam vô địch AFF Cup dám còn khó hơn giúp Real vô địch Champions League ấy chứ.

                                                                                                 Minh Trần
                                                                                              (Nguồn sgtt.vn)

Friday, May 3, 2013

Vốn ngân hàng đi đâu?

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng chậm...

Một vị đại biểu là thành viên ủy ban Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội băn khoăn rằng vốn vay dư nợ huy động tăng, nhưng cho vay gần như không tăng thì vốn ngân hàng đi đâu? Phải chăng vào trái phiếu Chính phủ?

Dù chưa hẳn đã đủ thuyết phục, song những băn khoăn, thắc mắc của không chỉ của một vị đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tiền tệ, trong ít phút phát biểu của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế cuối tuần trước cũng đã có câu trả lời.

Trước tiên, về con số tăng trưởng tín dụng được cập nhật đến ngày 18/4 là 1,4% (giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước), ông Tiến đồng ý với nhiều nhận xét là đến thời điểm này là “chậm”, nhưng theo ông, đã bắt đầu có yếu tố tích cực.

Theo giải thích của Phó thống đốc, nếu chỉ nhìn vào số dư nợ tín dụng thì không tăng, tuy nhiên nhìn vào diễn biến thì thường các tháng đầu quý 1 các doanh nghiệp và các hộ gia đình hoàn trả ngân hàng, nên cho vay tháng 1 và 2 bao giờ cũng thấp hơn thu nợ.

Vì vậy mặc dù cho vay tháng 1 là 570 nghìn tỷ đồng và tháng 2 là trên 400 nghìn tỷ đồng, nhưng doanh số thu nợ cao hơn nên dư nợ giảm nhưng thực tế vốn mới vẫn được đưa ra cho sản xuất.

Đến tháng 3 thì đã cho vay hơn 600 nghìn tỷ và doanh số thu nợ thấp hơn và xu hướng này tiếp tục trong tháng 4. Với xu hướng này và các giải pháp sẽ triển khai, thì có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng như mong muốn, Phó thống đốc lạc quan.

Liên quan đến lãi suất, ông Tiến chia sẻ mong muốn của doanh nghiệp muốn lãi suất cho vay thấp hơn nữa, song điều này “phụ thuộc vào điều hành vĩ mô và đặc biệt là khả năng kiềm chế lạm phát. Còn Chính phủ từ tháng 3 vẫn có chủ trương điều hành lãi suất thấp hơn nữa và chúng tôi vẫn điều hành theo hướng này”, ông Tiến cho hay.

Về tình hình lạm phát, ông Tiến cho rằng nếu loại trừ yếu tố có tính chất thời vụ thì lạm phát của tháng 4 không phải là 0,2% mà là 0,54% và cùng kỳ lúc này khoảng 10%. Chưa kể đến phân tích rất đáng chú ý tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nếu không tăng giá theo các biện pháp hành chính do nhà nước quản lý thì khả năng lạm phát năm 2013 khoảng 6 -7%.

Tuy nhiên, với than, điện phải theo giá thị trường, tăng lương tối thiểu còn là vấn đề bỏ ngỏ, 7 tỉnh - thành phố chưa điều chỉnh giá dịch vụ y tế…, ông Tiến nhìn nhận là có khá nhiều yếu tố có thể tác động khiến lạm phát tăng cao.

“Vì thế, chúng tôi không chia sẻ được sự lạc quan của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn là khả năng kiểm soát lạm phát trong tầm tay và cần tập trung vào dư địa của chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng và giảm tiếp lãi suất”,  Phó thống đốc nhấn mạnh.

Ông Tiến cũng nói lại quan điểm tại báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, là chính sách tiền tệ đã được khai thác tối đa, dư địa không còn nhiều nên vẫn kiến nghị Chính phủ trong bối cảnh thu ngân sách đạt thấp, đầu tư khu vực nhà nước giảm thì việc sử dụng chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác mới là cơ bản. Còn nếu chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ và tiếp tục giảm lãi suất thì sẽ phải cân nhắc thêm.

Trước đó, một vị đại biểu là thành viên ủy ban Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội băn khoăn rằng vốn vay dư nợ huy động tăng, nhưng cho vay gần như không tăng thì vốn ngân hàng đi đâu? Phải chăng vào trái phiếu Chính phủ? Trước băn khoăn này, ông Tiến khẳng định trái phiếu Chính phủ không được thống kê vào tăng trưởng tín dụng.

Vậy tại sao tăng trưởng cho vay thấp? Đặt câu hỏi này rồi trả lời luôn, ông Tiến tỏ ý đồng tình với quan điểm cần phân tích về tổng cầu của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu. Bởi đây là nguyên  nhân cơ bản làm cho nhu cầu vay vốn thấp. Cho hay là tới đây Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia sẽ bàn về chuyên đề tín dụng, ông Tiến hy vọng nghiên cứu của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề này.

Trước phản ánh của một số đại biểu về việc doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, ông Tiến dẫn thông tin mới được VCCI công bố cho thấy khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là tìm đầu ra cho sản phẩm. 78% doanh nghiệp cho rằng hàng tồn kho cao là trở ngại lớn nhất, ông nhấn mạnh.

Nhắc lại băn khoăn về con số thật và tỷ lệ giảm nợ xấu của môt số đại biểu, ông Tiến cũng trấn an rằng, “các đồng chí không phải băn khoăn là nợ xấu biến đi đâu, nợ xấu không chỉ nằm chết, mà luôn luôn được xử lý bằng nhiều biện pháp, nên giảm xuống là điều bình thường”.

Cuối cùng, liên quan đến quản lý vàng, nhắc lại ý kiến của đại biểu Lê Nam là dường như chỉ thấy Ngân hàng nhà nước đi bán vàng, Phó thống đốc nói, ông “có chút băn khoăn”.

Khẳng định các giải pháp quản lý thị trường vàng trong đó có đấu thầu vàng nằm trong chủ trương của Chính phủ. Song, “rất không may mắn thị trường vàng thế giới biến động rất bất thường, các nhà đầu tư tài giỏi nhất cũng đang ôm hận cả rồi”, ông Tiến giải trình.

Cũng theo lý giải của ông thì giá vàng trong nước còn chênh với nước ngoài là do cầu trong nước cao hơn, nhưng nhu cầu dân mua vàng không lớn, mà do khu vực ngân hàng có nhu cầu lớn vì phải cân đối lại nguồn huy động vàng trước đây.

“Chúng tôi tin rằng, chỉ một thời gian nữa như cầu của dân không lớn, khi ngân hàng dừng huy động và cho vay bằng vàng thì thị trường sẽ ổn định hơn và giá vàng có điều kiện giảm thấp, lúc đó thông tin về thị trường vàng sẽ giảm dần trên mặt báo”, ông Tiến nói.

                                                                          NGUYÊN THẢO
                                                                     (Nguồn vneconomy.vn)

Thursday, April 11, 2013

“Cứ điểm” nợ xấu nằm ở đâu?

Ba thành phố lớn nhất nước cũng đồng thời sở hữu tỷ trọng nợ xấu lớn nhất...


Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn.

Số liệu thống kê từ khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương cho thấy, Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng có tỷ trọng nợ xấu đứng đầu.

Đó cũng là nơi có tỷ trọng vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp và nông thôn, sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) thấp hơn so với các địa phương khác.

“Nợ phố” ít vào sản xuất

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, đến cuối tháng 2/2013, nợ xấu trên địa bàn thành phố chiếm 5,98% tổng dư nợ, trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm 62,8% tổng nợ xấu.

Phân tích chi tiết khối như sau: ngân hàng thương mại nhà nước: 5,78%; ngân hàng thương mại cổ phần: 5,6%; ngân hàng liên doanh: 5,64%; ngân hàng thương mại nước ngoài: 2,29%, công ty tài chính: 19,54%, công ty cho thuê tài chính: 46,97%.

Đã gần một năm, kể từ khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường, trong đó có thị trường bất động sản, như không phân biệt tín dụng sản xuất kinh doanh và phi sản xuất kinh doanh, thông qua gỡ bỏ hạn mức với tín dụng phi sản xuất. Nhưng không vì thế mà dư nợ bất động sản cũng như nợ xấu của chúng được cải thiện tích cực.

Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn.


Tính đến nay, dư nợ tín dụng bất động sản của Tp.HCM ước 88.480 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 79.469 tỷ; cho vay mua, xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, cho thuê, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở khu chế xuất là 9.020 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay bất động sản chiếm 6,13%/ tổng dư nợ cho vay bất động sản.

Còn ở Hà Nội, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố thì đến cuối tháng 2/2013, dư nợ tín dụng là 616.600 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ toàn ngành cho nền kinh tế.

Trong tổng dư nợ nói trên, cơ cấu cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên: tam nông: 6,2%; tín dụng xuất khẩu: 10%; doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8,5%, có nghĩa, dư nợ dành cho khu vực sản xuất bền vững chiếm tỷ trọng thấp.

Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn. Tại hội nghị ngành ngân hàng làm việc với lãnh đạo Hà Nội ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội cho biết: “Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 tương đương 58,31% nợ xấu. Đến cuối tháng 12/2012, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu”.

Một địa phương khác có tỷ lệ nợ xấu cao là  Đà Nẵng.

Theo ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng thì đến cuối 2012, tổng dư nợ của thành phố ước đạt 50.739 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cho vay lĩnh vực nông nghiệp chỉ vỏn vẹn 1,72%, công nghiệp 18,8%; thương mại và dịch vụ: 19,91%; xây dựng: 13,65%; vận tải: 2,62%; lĩnh vực khác 43,26%. Nợ xấu của Đà Nãng ở mức 2.143 tỷ đồng, chiếm 4,22% tổng dư nợ.

 “Nợ quê” thấp hơn “nợ phố”
Trong khi đó, ở những địa phương không bị tác động nhiều bởi bất động sản, chứng khoán, “dự án lớn” thì tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp. Ông Trần Luyện, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, đến cuối 31/12/2012, tổng nguồn huy động đạt 18.638 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 24.239 tỷ đồng.

Mặc dù phải điều chuyển vốn nơi khác về nhưng nợ xấu của Quảng Ngãi đến 31/12/2012 chỉ còn 353 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng dư nợ!

Một điều ngẫu nhiên là trong cơ cấu tín dụng ở tỉnh này, “tam nông” đạt 4.950 tỷ đồng, chiếm 20,42%, phần lớn do Agribank cung cấp; tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 5.880 tỷ, chiếm 24,26%, tín dụng xuất khẩu đạt 638 tỷ, chiếm 2,63%.

Bình Dương là địa phương có số dư huy động và  tín dụng vào dạng “khủng” khi lần lượt là  75.835 tỷ đồng và 53.686 tỷ đồng (tính đến 28/2/2013) nhưng nợ xấu chỉ 1.147 tỷ đồng, tương ứng 2,13% trên tổng dư nợ.

Trong cấu trúc tín dụng của Bình Dương thì nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.538 tỷ đồng, chiếm 6,57% tổng dư nợ; thương mại dịch vụ: 21.716 tỷ đồng, chiếm 40,36% tổng dư nợ; công nghiệp đạt 28.553 tỷ đồng, chiếm 53,07% tổng dư nợ.

Đồng Nai là địa phương sầm uất về kinh tế, tổng dư nợ đến hết 2012 là 67.684 tỷ đồng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 2,36%. Hoặc, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước thì tại 12 tỉnh khu vực Tây Bắc, tổng dư nợ tín dụng đến 28/2/2013 đạt 108.676 tỷ đồng nhưng tổng nợ xấu chỉ 1.558 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% tổng dư nợ. Con số không thấm thấp gì so với nợ xấu ở Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng cũng như tỷ lệ chung toàn quốc.

Có lẽ, nhiều tổ chức tín dụng đã biết lựa chọn vốn đẩy vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lợi.


Tiếp xúc với chi nhánh Agribank An Giang, bà Đỗ Thúy Hà, Giám đốc Agribank huyện Thoại Sơn cho biết, tổng dư nợ đến 31/12/2012 của huyện này là 631,474 tỷ đồng nhưng nợ xấu (nhóm 3 - 5) chỉ 10 tỷ đồng, chiếm 1,6%/tổng dư nợ. Một đặc điểm nổi bật trong các báo cáo từ các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh địa phương là cho vay khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, “tam nông”, xuất khẩu luôn có hệ số rủi ro thấp nhất so với cho vay các lĩnh vực khác.

Ông Trần Đình Quyền, chủ doanh nghiệp điện hơi Tín Thành, khách hàng của Agribank An Phú (Tp.HCM) cho biết thêm, cách đây 3 năm, doanh nghiệp của ông vay ngân hàng 400 tỷ đồng nhưng nay đã trả hết 300 tỷ đồng tiền gốc, doanh thu 2012 tăng 73% so với 2011. Đặc thù của doanh nghiệp này là thu mua vụn gỗ, mùn cưa, trấu, phế phẩm công nghiệp đốt bằng lò Biomass để cung cấp hơi sạch cho các nhà máy.


Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Tây Bắc vừa qua, trong số hơn 26 dự án được cấp phép, trị giá 9.463 tỷ đồng thì du lịch dịch vụ: 1.300 tỷ đồng (14%), công nghiệp chế biến, trồng cây công nghiệp: 3.200 tỷ đồng (30%); thủy điện và khác: 3.063 tỷ đồng (36%) và khai khoáng chỉ 20%.

Ròng rã 3 năm nay, nhiều resort, chung cư cao cấp ở Hà Nôi, Tp.HCM hay Đà Nẵng, cần cẩu giương lên từ đầu năm nhưng cuối năm vẫn chưa cụp xuống, hay những hố móng nhà trở thành ao cá bên bờ sông Hàn. Có lẽ, nhiều tổ chức tín dụng đã biết lựa chọn vốn đẩy vào đâu để vừa an toàn, vừa sinh lợi.

                                                                                      (Nguồn Vneconomy.vn)

Tuesday, March 5, 2013

7 Bài Toán Thiên Niên Kỉ (MILLENNIUM PROBLEMS)

Một triệu đô la dành cho ai giải được bất kỳ bí ẩn nào trong số bảy bí ẩn toán học. Đó chính là phần thưởng do một tổ chức tư nhân nêu ra nhằm đưa toán học trở lại vị trí xứng đáng của nó. Và dĩ nhiên, cũng để trả lời những câu hỏi lớn vẫn làm đau đầu các nhà toán học bấy lâu nay.

7 bài toán " Clay " đặt ra cho " thiên kỉ " cũng theo tinh thần Hilbert, nghĩa là bao gồm toàn bộ các lãnh vực toán học. Người ta có thể thấy hơi " kì " : người " ra đề " không phải là một cơ quan chính thức như Liên hiệp quốc tế toán học hay Hội toán học Pháp, mà lại là một cơ sở tư nhân. Sự thật là ngày nay không có, không thể có một nhà toán học " phổ quát " nữa _ toán học đã trở thành quá mênh mông. Không còn minh chủ được quần hùng một lòng tôn vinh, thì lại càng nên tránh để nổ ra những cuộc xung đột giữa các môn phái. Vả lại, kiếm đâu ra mấy triệu $, nếu không gõ cửa tư nhân ? Dù sao, Hội đồng khoa học của Viện Clay (tập hợp những chuyên gia kiệt xuất trong tất cả các ngành toán học, và đầu tiên phải kể tên Andrew Wiles, người đã chứng minh " định lí cuối cùng của Fermat ") đã đánh liều tiếp nối con đường của Hilbert để nêu ra 7 bài toán cho thế kỉ 21.

1. Giả thuyết Poincaré
Henri Poincare (1854-1912), là nhà vật lý học và toán học người Pháp, một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 19. Giả thuyết Poincarédo ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20

Lấy một quả bóng (hoặc một vật hình cầu), vẽ trên đó một đường cong khép kín không có điểm cắt nhau, sau đó cắt quả bóng theo đường vừa vẽ: bạn sẽ nhận được hai mảnh bóng vỡ. Làm lại như vậy với một cái phao (hay một vật hình xuyến): lần này bạn không được hai mảnh phao vỡ mà chỉ được có một.

Trong hình học topo, người ta gọi quả bóng đối lập với cái phao, là một về mặt liên thông đơn giản. Một điều rất dễ chứng minh là trong không gian 3 chiều, mọi bề mặt liên thông đơn giản hữu hạn và không có biên đều là bề mặt của một vật hình cầu.

Vào năm 1904, nhà toán học Pháp Henri Poincaré đặt ra câu hỏi: Liệu tính chất này của các vật hình cầu có còn đúng trong không gian bốn chiều. Điều kỳ lạ là các nhà hình học topo đã chứng minh được rằng điều này đúng trong những không gian lớn hơn hoặc bằng 5 chiều, nhưng chưa ai chứng minh được tính chất này vẫn đúng trong không gian bốn chiều.

2. Vấn đề P chống lại NP
Với quyển từ điển trong tay, liệu bạn thấy tra nghĩa của từ “thằn lắn” dễ hơn, hay tìm một từ phổ thông để diễn tả “loài bò sát có bốn chân, da có vảy ánh kim, thường ở bờ bụi” dễ hơn? Câu trả lời hầu như chắc chắn là tra nghĩa thì dễ hơn tìm từ.

Những các nhà toán học lại không chắc chắn như thế. Nhà toán học Canada Stephen Cook là người đầu tiên, vào năm 1971, đặt ra câu hỏi này một cách “toán học”. Sử dụng ngôn ngữ lôgic của tin học, ông đã định nghĩa một cách chính xác tập hợp những vấn đề mà người ta thẩm tra kết quả dễ hơn (gọi là tập hợp P), và tập hợp những vấn đề mà người ta dễ tìm ra hơn (gọi là tập hợp NP). Liệu hai tập hợp này có trùng nhau không? Các nhà lôgic học khẳng định P # NP. Như mọi người, họ tin rằng có những vấn đề rất khó tìm ra lời giải, nhưng lại dễ thẩm tra kết quả. Nó giống như việc tìm ra số chia của 13717421 là việc rất phức tạp, nhưng rất dễ kiểm tra rằng 3607 x 3808 = 13717421. Đó chính là nền tảng của phần lớn các loại mật mã: rất khó giải mã, nhưng lại dễ kiểm tra mã có đúng không. Tuy nhiên, cũng lại chưa có ai chứng minh được điều đó.

“Nếu P=NP, mọi giả thuyết của chúng ta đến nay là sai” – Stephen Cook báo trước. “Một mặt, điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề tin học ứng dụng trong công nghiệp; nhưng mặt khác lại sẽ phá hủy sự bảo mật của toàn bộ các giao dịch tài chính thực hiện qua Internet”. Mọi ngân hàng đều hoảng sợ trước vấn đề lôgic nhỏ bé và cơ bản này!

3. Các phương trình của Yang-Mills
Các nhà toán học luôn chậm chân hơn các nhà vật lý. Nếu như từ lâu, các nhà vật lý đã sử dụng các phương trình của Yang-Mills trong các máy gia tốc hạt trên toàn thế giới, thì các ông bạn toán học của họ vẫn không thể xác định chính xác số nghiệm của các phương trình này.

Được xác lập vào những năm 50 bởi các nhà vật lý Mỹ Chen Nin Yang và Robert Mills, các phương trình này đã biểu diễn mối quan hệ mật thiết giữa vật lý về hạt cơ bản với hình học của các không gian sợi. Nó cũng cho thấy sự thống nhất của hình học với phần trung tâm của thể giới lượng tử, gồm tương tác tác yếu, mạnh và tương tác điện từ. Nhưng hiện nay, mới chỉ có các nhà vật lý sử dụng chúng…

4. Giả thuyết Hodge
Euclide sẽ không thể hiểu được gì về hình học hiện đại. Trong thế kỷ XX, các đường thẳng và đường tròn đã bị thay thế bởi các khái niệm đại số, khái quát và hiệu quả hơn. Khoa học của các hình khối và không gian đang dần dần đi tới hình học của “tính đồng đẳng”. Chúng ta đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc phân loại các thực thể toán học, nhưng việc mở rộng các khái niệm đã dẫn đến hậu quả là bản chất hình học dần dần biến mất trong toán học. Vào năm 1950, nhà toán học người Anh William Hodge cho rằng trong một số dạng không gian, các thành phần của tính đồng đẳng sẽ tìm lại bản chất hình học của chúng…

5. Giả thuyết Riemann
2, 3, 5, 7, …, 1999, …, những số nguyên tố, tức những số chỉ có thể chia hết cho 1 và chính nó, giữ vai trò trung tâm trong số học. Dù sự phân chia các số này dường như không theo một quy tắc nào, nhưng nó liên kết chặt chẽ với một hàm số do thiên tài Thụy Sĩ Leonard Euler đưa ra vào thế kỷ XVIII. Đến năm 1850, Bernard Riemann đưa ra ý tưởng các giá trị không phù hợp với hàm số Euler được sắp xếp theo thứ tự. Giả thuyết của nhà toán học người Đức này chính là một trong 23 vấn đề mà Hilbert đã đưa ra cách đây 100 năm. Giả thuyết trên đã được rất nhiều nhà toán học lao vào giải quyết từ 150 năm nay. Họ đã kiểm tra tính đúng đắn của nó trong 1.500.000.000 giá trị đầu tiên, nhưng … vẫn không sao chứng minh được. “Đối với nhiều nhà toán học, đây là vấn đề quan trọng nhất của toán học cơ bản” – Enrico Bombieri, giáo sư trường Đại học Princeton, cho biết. Và theo David Hilbert, đây cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra cho nhân loại. Bernhard Riemann (1826-1866) là nhà toán học Đức.

Giả thuyết Riemann do ông đưa ra năm 1850 là một bài toán có vai trò cực kỳ quan trọng đến cả lý thuyết số lẫn toán học hiện đại.

6. Các phương trình của Navier-Stokes
Chúng mô tả hình dạng của sóng, xoáy lốc không khí, chuyển động của khí quyển và cả hình thái của các thiên hà trong thời điểm nguyên thủy của vũ trụ. Chúng được Henri Navier và George Stokes đưa ra cách đây 150 năm. Chúng chỉ là sự áp dụng các định luật về chuyển động của Newton vào chất lỏng và chất khí. Tuy nhiên, những phương trình của Navier-Stokes đến nay vẫn là một điều bí ẩn của toán học: người ta vẫn chưa thể giải hay xác định chính xác số nghiệm của phương trình này. “Thậm chí người ta không thể biết là phương trình này có nghiệm hay không” – nhà toán học người Mỹ Charles Fefferman nhấn mạnh – “Điều đó cho thấy hiểu biết của chúng ta về các phương trình này còn hết sức ít ỏi”.

7. Giả thuyết của Birch và Swinnerton-Dyer
Những số nguyên nào là nghiệm của phương trình x^2 + y^2 = z^2 ? có những nghiệm hiển nhiên, như 3^2 + 4^2 = 5^2. Và cách đây hơn 2300 năm, Euclide đã chứng minh rằng phương trình này có vô số nghiệm. hiển nhiên vấn đề sẽ không đơn giản như thế nếu các hệ số và số mũ của phương trình này phức tạp hơn… Người ta cũng biết từ 30 năm nay rằng không có phương pháp chung nào cho phép tìm ra số các nghiệm nguyên của các phương trình dạng này. Tuy nhiên, đối với nhóm phương trình quan trọng nhất có đồ thị là các đường cong êlip loại 1, các nhà toán học người Anh Bryan Birch và Peter Swinnerton-Dyer từ đầu những năm 60 đã đưa ra giả thuyết là số nghiệm của phương trình phụ thuộc vào một hàm số f: nếu hàm số f triệt tiêu tại giá trị bằng 1 (nghĩa là nếu f(1)= 0), phương trình có vô số nghiệm. nếu không, số nghiệm là hữu hạn.

Giả thuyết nói như thế, các nhà toán học cũng nghĩ vậy, nhưng đến giờ chưa ai chứng minh được…

Người ta thấy vắng bóng ngành Giải tích hàm (Functional analysí) vốn được coi là lãnh vực vương giả của nghiên cứu toán học. Lý do cũng đơn giản : những bài toán quan trọng nhất của Giải tích hàm vừa mới được giải quyết xong, và người ta đang đợi để tìm được những bài toán mới. Một nhận xét nữa : 7 bài toán đặt ra cho thế kỉ 21, mà không phải bài nào cũng phát sinh từ thế kỉ 20. Bài toán P-NP (do Stephen Cook nêu ra năm 1971) cố nhiên là bài toán mang dấu ấn thế kỉ 20 (lôgic và tin học), nhưng bài toán số 4 là giả thuyết Riemann đã đưa ra từ thế kỉ 19. Và là một trong 3 bài toán Hilbert chưa được giải đáp !

Một giai thoại vui: Vài ngày trước khi 7 bài toán 1 triệu đôla được công bố, nhà toán học Nhật Bản Matsumoto (sống và làm việc ở Paris) tuyên bố mình đã chứng minh được giả thuyết Riemann. Khổ một nỗi, đây là lần thứ 3 ông tuyên bố như vậy. Và cho đến hôm nay, vẫn chưa biết Matsumoto có phải là nhà toán học triệu phú đầu tiên của thế kỉ 21 hay chăng...

Trong số 7 bài toán trên có 1 bài đã được chứng minh. Đó là giả thuyết Poincaré. Cuối năm 2002 nhà toán học Nga Grigori Perelman tại Viện toán học Steklov (St. Petersburg, Nga) công bố chứng minh Giả thuyết Poincaré. Và mới đây, vào tháng 6 năm 2004, tin tức về việc chứng minh giả thuyết Riemann của nhà toán học Louis De Branges ở Đại học Purdue cũng được công bố và hiện vẫn đang trong giai đoạn kiểm tra. Cũng xin lưu ý là trong số 7 bí ẩn toán học này, thì hai bài toàn này thuộc loại “xương” hơn cả (dĩ nhiên cái này cũng tương đối) thế nhưng nó lại (có thể) được chứng minh trước. Tuy nhiên có thể dễ dàng lý giải điều này, vì đây là hai bài toán có vai trò rất quan trọng trong cả lĩnh vực của nó lẫn trong toán học hiện đại nói chung (nhất là giả thuyết Riemann). Chúng ta cùng chờ xem sự thẩm định của các nhà toán học.

                                                                                         Theo Mathvn.com

Thursday, February 21, 2013

7 lý do ngăn Trung Quốc và Nhật Bản chiến tranh

TPO - The Economist nhận định, TQ và NB đang lao tới một cuộc chiến. Giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White của Đại học Quốc gia Australia
cảnh báo: Đừng ngạc nhiên nếu Mỹ và NB chiến tranh với TQ trong năm 2013.

Thay cho nỗ lực giảm nhẹ căng thẳng trong năm 2012, Thủ tướng mới của Nhật Bản Shinzo Abe liên tiếp đưa ra giọng điệu hiếu chiến liên quan tới tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Sau mỗi lần chiến đấu cơ hay tàu chiến được điều tới Senkaku/Điếu Ngư, thì ngay lập tức xuất hiện các cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến từ cả hai phía.
Tuy nhiên, vẫn có những lý do để tin rằng xung đột hoàn toàn có thể tránh được. Có thể kể đến bảy lý do sau khiến viễn cảnh chiến tranh khó có thể thành hiện thực:
1. Chiến tranh là kịch bản ác mộng của lãnh đạo Trung Quốc
Trung Quốc có thể chiến thắng Nhật Bản, nhưng cũng không loại trừ khả năng họ thua trận. Khi mà Trung Quốc vừa mới bước vào thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ đáng tự hào trong lịch sử dân tộc, chắc chắn lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn mạo hiểm đưa lịch sử Trung Quốc tới một giai đoạn xung đột tàn khốc với cựu thù “đầy cay nghiệt” Nhật Bản.
2. Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế
Dù thắng hay thua trận, chiến tranh Trung-Nhật sẽ là thảm họa đối với cả nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới. Nền kinh tế lao đao của Nhật Bản đang “hô hấp” bằng 117 tỷ USD tiền kích thích sẽ tiếp tục bị giáng đòn đau nếu các doanh nghiệp Nhật Bản bị tẩy chay khỏi thị trường màu mỡ Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ mất đi tới 5 triệu việc làm cho công nhân tại các nhà máy của Nhật Bản tại Trung Quốc.
3. Quân đội Trung Quốc chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc chiến
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nhanh chóng hiện đại hóa, nhưng chưa hẳn đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tại thời điểm hiện tại. Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Lương Quang Liệt gần đây cho PLA Daily biết, Trung Quốc cần thành lập thêm các đơn vị tinh nhuệ cần được để bảo vệ các lợi ích của mình. Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình mới đây vẫn còn kêu gọi PLA cần cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu.
4. Trung Quốc chưa yên bề chính trị
Các vị trí lãnh đạo dân sự và quân đội Trung Quốc vẫn đang được sắp xếp, quá trình chuyển giao quyền lực từ tháng 11-2012 vẫn chưa hoàn tất. Trong khi các lãnh đạo mới còn mải gây dựng ê-kíp cho mình, họ sẽ tìm mọi cách để tránh các thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại – trong đó “xương” nhất là khả năng phát động chiến tranh chống Nhật Bản.
5. Mức độ can thiệp của Mỹ
Phái diều hâu Trung Quốc cho rằng, Mỹ sẽ không bao giờ thay mặt Nhật Bản hay một đồng minh châu Á nào khác để can thiệp vào các tranh chấp tại châu Á. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng này. Một khi khả năng Mỹ can dự lên cao, thì xung đột Trung – Mỹ sẽ khó lường.
6. Chính sách tránh đối đầu quân sự của Trung Quốc
Trung Quốc luôn nói rằng họ ủng hộ các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, và thực tế họ đã nói sao làm vậy. Trung Quốc đã không sử dụng tàu hải quân mà chỉ phái các tàu tuần tra phi vũ trang hoặc vũ trang hạng nhẹ tới các điểm tranh chấp.
Các hãng truyền thông dân tộc chủ nghĩa và một số sỹ quan quân đội Trung Quốc từng nhiều lần kêu gọi chủ chiến với Nhật Bản, nhưng Bắc Kinh đã không hề để ý tới chúng. Việc một khinh hạm Trung Quốc mới đây hướng ra đa vào tàu Hải quân Nhật Bản được cho là một hành vi leo thang mang tính khiêu khích đầy nguy hiểm, nhưng một lần nữa Trung Quốc đã kiểm soát được giới hạn, không để gây ra đụng độ vũ trang với lực lượng của Nhật Bản.
7. Trung Quốc hòa nhập với thế giới
Trung Quốc đã mất nhiều thời gian để chứng tỏ rằng họ không phải là nguy cơ đối với hòa bình thế giới. Nếu Trung Quốc gây nên tranh chấp với Nhật Bản, thì chắc họ sẽ vấp phải phản ứng không hề có lợi từ dư luận khu vực, bởi nhiều nước Đông Á khác cũng đang còn căng thẳng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nhưng cả hai đều không hứng thú với một cuộc chiến lúc này.
Tương tự các chạm trán nhỏ như tại Kashmir hay biên giới Thái Lan – Campuchia, các xung đột nhỏ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không leo thang tới một cuộc chiến toàn diện.

                                                                                theo The Diplomat

Sunday, February 17, 2013

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.
Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này?  Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là  không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể  lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.
Thứ hai,  trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?
Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
                                                                               Ng.Phong thực hiện
                                                                        
(Nguồn thanhnien.com.vn)

Saturday, January 19, 2013

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...

Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt...

Không những không kéo được Vinashin lên, Vinalines còn bị “chìm” theo, để lại cho đời nhiều tranh cãi...
Cuối giờ chiều ngày 4/8 của hơn hai năm trước, cùng với sự xôn xao của dư luận vì tin bắt “tại trận” Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin, là phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ, một phiên họp đặc biệt khi người chủ trì là Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng.
Đó cũng là phiên họp chuyên đề về Vinashin. Chính phủ qua đó đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm “trục vớt” con tàu khổng lồ này. Chủ tịch của Vinalines, lúc đó là ông Dương Chí Dũng, cũng có mặt.
Bên lề phiên họp, ông Dũng đã được báo chí nhiệt tình quây chặt vòng trong vòng ngoài, hỏi về sứ mạng “giang tay cứu giúp” của Vinalines dành cho Vinashin.
Với vẻ xúc động và hồ hởi, ông Dũng trả lời những câu tràn đầy tinh thần nghĩa hiệp như: “Chúng tôi rất mừng vì đây là việc làm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, quan hệ giữa Vinashin và Vinalines, mà nó mang lại những ý nghĩa xã hội, kinh tế, chính trị lớn hơn rất nhiều”... Đồng thời, ông say sưa phác thảo về viễn cảnh cả hai con tàu Vinashin và Vinalines sẽ sớm cùng nhau đạp sóng vùng vẫy giữa biển khơi...
“Giấc mơ” này đã đổ vỡ một cách thảm hại chỉ hơn một năm sau đó. Không những không kéo được Vinashin lên, Vinalines còn bị “chìm” theo, để lại cho đời nhiều tranh cãi về việc có phải vì thực hiện sứ mạng này mà Vinalines chìm hay chìm vì những yếu kém vốn thường trực trong cơ thể các tập đoàn kinh tế nhà nước mà nhờ những đặc quyền đặc lợi, những yếu kém này hầu như không bao giờ bị soi xét tới nên đã trở thành ung nhọt di căn...

Vinalines, Vinashin chỉ là một trong những ví dụ về sự trượt dài của danh tiếng các tập đoàn kinh tế nhà nước mà theo cùng với đó, oanh liệt của khối này ngày một trở thành quá khứ lùi xa.
Từ sáng giá, thoắt đã thành “tối giá”
Theo thông lệ từ vài năm nay, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, Thủ tướng lại gặp gỡ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Năm nay cũng vậy. Đứng từ bục cao của hội trường, người đứng đầu Chính phủ luôn nhìn thấy được đầy đủ các gương mặt đã cùng Chính phủ trong một năm qua chèo chống nền kinh tế.

Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt sau thời gian lẩn trốn bất thành, người thì đang chịu thi hành kỷ luật... Trong khi trước đó chỉ không lâu, họ đều là những gương mặt sáng giá, những hạt “giống đỏ” gánh trọng trách phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích khác như an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...
Chớp mắt, đã thấy thời gian trôi vèo vèo với đầy biến cố. Chợt chạnh lòng thấy buồn như ông đồ già của thi nhân Vũ Đình Liên cùng hoài cảm “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ...”.
Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt sau thời gian lẩn trốn bất thành, người thì đang chịu thi hành kỷ luật...

Thủ tướng nói ông rất đau lòng, tất nhiên, không phải vì sự vắng mặt của những người đã từng một thời là “hạt giống đỏ”, là những đứa con cưng của Chính phủ, mà vì “làm ăn thua lỗ như thế ai mà không xót ruột...”.
Còn nhớ, báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế nhà nước hồi tháng 12/2011, tức là mới chỉ hơn một năm trước, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đào Văn Hưng, góp một bản tham luận chất chứa biết bao tâm huyết và nhiệt huyết trong đó.
Bản tham luận điểm lại quá trình từ khi EVN ra đời và lớn lên, với một loạt nhận định “EVN đã phát huy tốt thế mạnh của mình để tiếp tục là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân, làm “bà đỡ” cho hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt Nam”; “trong giai đoạn nền kinh tế có những điều chỉnh rõ rệt theo các biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, nhưng EVN vẫn hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, chính trị xã hội do Đảng và Chính phủ giao”...
Ông Hưng còn tuyên hứa bởi những lời rất đẹp: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục cần các điều chỉnh, chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước, EVN và các tập đoàn kinh tế nhà nước khác cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục là các công cụ kinh tế đắc lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...”.
Hơn một tháng sau tham luận này, ngày 1/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ông Đào Văn Hưng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, về nhận công tác tại Bộ Công Thương. Đến 28/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục ký hai quyết định khác tuyên bố thi hành kỷ luật, khi đó ông Đào Văn Hưng chỉ còn là nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, nhận mức kỷ luật cảnh cáo.
Một “tướng” còn lại là của EVN là Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh, nhận mức kỷ luật khiển trách. Nguyên nhân dẫn đến kỷ luật đều liên quan đến EVN Telecom kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng.
Về một sự “thắng cuộc”
Tháng 9/2012, lần đầu tiên có một ấn phẩm có sức công phá tương đương cỡ một “trái bom” đánh thẳng vào những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời lột tả một cách cụ thể và sinh động nhất về lợi ích nhóm trong khối này được công bố rộng rãi trong dư luận. Cơ quan chịu trách nhiệm về ấn phẩm này là Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Lần hồi quá khứ ba năm trở về trước, thì mới thấy Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đúng là có rất nhiều “duyên”.

Vào năm 2009, Ủy ban Kinh tế trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XII một báo cáo giám sát về tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Lúc hoàn thành báo cáo giám sát này, trước khi trình ra Quốc hội, thì Ủy ban Kinh tế có trình ra phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến. Còn nhớ, khi đó, tài liệu báo cáo giám sát được phát ra cho giới truyền thông, nhưng sau đó đã lập tức bị thu lại, vì e ngại “quá nhạy cảm”.

Và mặc dù, vào thời điểm bấy giờ, một báo cáo giám sát như vậy cũng có thể xem là sánh ngang tầm một “quả bom tấn” vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và Quốc hội cũng đã ban hành hẳn một nghị quyết giám sát về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu Chính phủ phải thực hiện một loạt động thái để siết lại hoạt động của khối này.

Nhưng cuối cùng, cả báo cáo giám sát lẫn nghị quyết giám sát cũng chỉ dừng ở mức “bàn ra bàn vào” ở Quốc hội, rồi thôi. Không muốn dùng từ “thờ”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Mai Xuân Hùng nói “Chính phủ thực hiện nghị quyết này không mạnh mẽ.
Chẳng hạn, nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phải tiến hành cơ cấu toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, nhanh chóng cổ phần hóa doanh nghiệp tiến tới xã hội hóa đầu tư cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng đến nay cũng chưa làm được bao nhiêu”. Coi như lần đó, Ủy ban Kinh tế đã không thành công.
Nhiều lần cân nhắc nâng lên đặt xuống, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quyết định bỏ khái niệm “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân. 

Nhưng với ấn phẩm “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” mà Ủy ban Kinh tế gửi đến các đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 4, mặc dù giá trị pháp lý không cao như báo cáo giám sát 3 năm trước, song, nó lại có sức lan tỏa rất lớn.

Trong báo cáo này, đã đưa ra một loạt nhận định hết sức mạnh mẽ như: Việt Nam tập trung rất nhiều nguồn lực xây dựng các tập đoàn kinh tế thành “quả đấm thép” là “công cụ ổn định kinh tế vĩ mô”; Tuy nhiên việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh: “quan điểm “kinh tế nhà nước là chủ đạo” đang bị các nhóm lợi ích tận dụng triệt để cho lợi ích của một số cá nhân có liên quan. Đây là miếng đất màu mỡ để tạo ra các mối “quan hệ” vây quanh các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nảy nở và phát triển”.

Sau đó, tại kỳ họp thứ 4, tháng 10/2012, khi cho ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu Quốc hội đều đã cho rằng không thể tiếp tục coi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, khi mà lực lượng này trong suốt thời gian qua không làm được nhiệm vụ dẫn dắt nền kinh tế. Nhiều lần cân nhắc nâng lên đặt xuống, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quyết định bỏ khái niệm “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân.

                                                             (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)