Saturday, July 28, 2012

Ông Bạc Hy Lai có thể không bị truy tố hình sự

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc truy tố bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu bí thư Trùng Khánh, tội giết người là động thái cho thấy có thể ông Bạc sẽ không bị xử nặng.

Ông Bạc Hi Lai và vợ
Ông Bạc Hy Lai và vợ.

Ngày thứ Năm, hãng tin chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã đưa tin, vợ ông Bạc Hy Lai là bà Cốc Khai Lai và một người giúp việc bị truy tố vì đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood. Ông Heywood được tìm thấy đã chết trong một căn phòng khách sạn ở thành phố Trùng Khánh vào tháng 11-2011.
Theo các nhà phân tích, diễn biến này cho thấy Đảng Cộng sản đang rất quyết tâm giải quyết vụ việc Bạc Hy Lai trước khi đại hội sắp tới.
“Sẽ không còn bất ngờ nào nữa. Họ đang cố gắng chuyển sự chú ý vào Cốc Khai Lai, nên nhiều khả năng ông Bạc Hy Lai sẽ không bị xử quá nặng” Willy Lam, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Hong Kong bình luận.
Một số học giả nói, tuyên bố cho thấy ông Bạc Hy Lai từng bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng” - cụm từ thường dùng để chỉ tội tham nhũng, có thể sẽ không bị truy tố hình sự.
Joseph Cheng, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Hong Kong nói, quyết tâm của Đảng trong việc cho thấy sự thống nhất lập trường trong vụ xử bà Cốc Khai Lai sẽ “cho thấy vụ việc này không liên quan gì đến ông Bạc Hy Lai”.
Truyền thông Trung Quốc mô tả sự sa sút của ông Bạc Hy Lai và lệnh truy tố bà Cốc Khai Lai là bằng chứng cho thấy không có ai đứng trên pháp luật. Một bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo ngày thứ Sáu nói, phiên tòa sẽ là bài trắc nghiệm về việc “liệu nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật có đứng vững hay không?”.
                                                                                                                                  Theo Trần Trọng

                                                                                                                              (Nguồn tienphong.vn)

Thursday, July 26, 2012

VÔ THƯỜNG

Cuộc đời vốn vô thường.
Nên ta cứ bình thường.
Thế sự luôn đa sự.
Ta mở rộng tình thương.
Vượt qua muôn nẻo khó.
Tránh được sự bất thường.

                         PUT
                Ngày 13/9/2011

Wednesday, July 25, 2012

Sự sợ hãi

Sự sợ hãi bắt đầu từ bên trong của mỗi con người, mỗi cơ quan, mỗi đất nước.

Trung Quốc trước 'những thách thức chưa từng có'



Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi các cán bộ đảng viên đoàn kết để đối mặt với "những thách thức chưa từng có", trong một bài phát biểu trước thềm cuộc chuyển giao quyền lực năm nay.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi cải cách chính trị

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: AP

BBC cho biết các báo chí nhà nước Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin về bài phát biểu của ông Hồ ngay trang nhất hôm 23/7, cho thấy tầm quan trọng của phát biểu.
Trước các bộ trưởng và quan chức cấp tỉnh họp ở Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết chính trị.
"Chúng ta đang đứng trước những cơ hội chưa từng có nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách chưa từng có", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hồ đề cập đến "cả tình hình trong và ngoài nước".
"Chúng ta phải kiên định theo con đường đúng đắn mà đảng và người dân đã đi suốt một thời gian dài, không được phép nao núng khi đối mặt với bất kỳ hiểm nguy nào cũng như không được phân tâm trước bất kỳ sự can thiệp nào".
Các hãng truyền thông nhà nước đưa tin về bài phát biểu không đề cập gì đến vụ bê bối chính trị của ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh. Sự nghiệp của ông Bạc, một trong những quan chức hàng đầu Trung Quốc, đã hoàn toàn sụp đổ khi ông vướng vào bê bối liên quan đến một cấp dưới thân cận và vợ ông dính đến cái chết của một doanh nhân người Anh.
Ông Hồ Cẩm Đào cũng nhấn mạnh với các quan chức hàng đầu của quốc gia rằng con đường phát triển kinh tế đất nước vẫn còn dài. "Chỉ có cải cách và mở cửa mới có thể phát triển Trung Quốc", ông nói.
Ông cũng kêu gọi toàn đảng thống nhất quanh Ủy ban Trung ương Đảng và chuẩn bị tốt cho đại hội cuối năm nay. Trung Quốc dự kiến ra mắt một đội ngũ lãnh đạo mới tại đại hội đảng cuối năm. Đây là cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai thế hệ lãnh đạo đảng diễn ra 10 năm một lần.
Anh Ngọc
(nguồn VnExpress)

Bạc Hy Lai - kiến trúc sư của 'Đại Liên xinh đẹp'



Chiếc xe bus màu trắng dừng lại trước Quảng trường Nhân dân, trung tâm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Bốn nữ cảnh sát xinh đẹp lần lượt xuất hiện, theo sau là những con ngựa với thân hình cao lớn.
Các nữ cảnh sát ở Quảng trường Nhân dân, trung tâm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Asahi Shimbum
Các nữ cảnh sát ở Quảng trường Nhân dân, trung tâm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Asahi Shimbum
Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai (giữa). Ảnh: CNS
Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai (giữa). Ảnh: CNS

Với kiếm treo bên hông, 4 cô gái trẻ nhẹ nhàng leo lên lưng ngựa và cho chúng thả bộ quanh quảng trường rộng tới 120.000 m2. Vẻ đẹp và sự độc đáo của họ khiến không ít người qua đường phải tò mò và vội vã chụp lại ảnh.
Những nữ cảnh sát trên lưng ngựa chính là một trong những hình ảnh đẹp mà Bạc Hy Lai đã mang lại cho Đại Liên trong thời gian ông giữ chức thị trưởng của thành phố ven biển này.
Nhìn Đại Liên bây giờ, ít ai biết rằng vào năm 1993, khi Bạc rời vị trí phó chủ tịch huyện Jin để tới nhậm chức tại thành phố này, nơi đây không khác nào một mớ hỗn độn. Liêu Ninh khi ấy tưởng như đã bị lãng quên, trong khi làn sóng cải cách kinh tế và mở cửa đang tràn qua những tỉnh thành khác của đất nước.
Tỷ lệ người thất nghiệp ở nơi này thậm chí cao hơn mức trung bình của cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng từ chất thải của những công ty trong ngành công nghiệp nặng.
Trước bối cảnh ấy, Bạc Hy Lai đã hạ quyết tâm sẽ xóa hình ảnh Đại Liên như một thành phố bẩn thỉu và cố gắng biến câu châm ngôn "Đại Liên xinh đẹp" của ông thành hiện thực.
Để làm được điều đó, đầu tiên, Bạc yêu cầu phá bỏ tất cả nhà máy cũ và trồng cây dọc các con phố. Chỉ trong 8 năm giữ chức thị trưởng, ông đã xây dựng được hơn 80 quảng trường công cộng mọi nơi trên thành phố.
"Tỷ lệ phủ xanh đạt tới 40%", theo tài liệu của chính quyền Đại Liên.
Không chỉ dừng tại đó, Bạc Hy Lai còn tăng tỷ lệ rác thải được xử lý như một phần của chiến dịch làm sạch 40 con sông từng bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thành phố. Ông cũng thúc đẩy việc xây dựng nhà cho thuê cho những người có thu nhập thấp. Những nỗ lực không ngừng của ông đã giúp khoảng 450.000 người nghèo ở Đại Liên có nhà mới.
Nhờ các thành công ấy, thành phố Đại Liên nhận được một giải thưởng từ Liên Hợp Quốc vì giúp cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Bạc Hy Lai còn được biết tới như một thị trưởng luôn đầy ắp những ý tưởng sáng tạo và độc đáo. Việc xây dựng một đội nữ cảnh sát trên lưng ngựa chính là một trong những minh chứng điển hình cho nhận định đó.
Khi thực hiện ý tưởng ấy, Bạc Hy Lai mong muốn biến những cô gái trẻ "trở thành đại diện cho vẻ đẹp của Đại Liên". Độ tuổi trung bình của 50 nữ cảnh sát đầu tiên được lựa chọn là 23. Tất cả đều rất trẻ trung và xinh đẹp.
Từ cửa sổ văn phòng của thị trưởng, Bạc có thể phóng tầm mắt ra Quảng trường Nhân dân ở trung tâm thành phố. Theo lời một cựu quan chức cấp cao của chính phủ, ông thường xuyên theo dõi đội nữ kỵ binh của mình bằng vẻ hài lòng và hạnh phúc.
Bạc Hy Lai cũng quyết tâm làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân bằng việc mở một chương trình biểu diễn thời trang thường niên. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người nổi tiếng, trong đó có nhà thiết kế thời trang tài năng người Nhật, Hanae Mori. Các buổi biểu diễn đã gây được tiếng vang lớn với sự góp mặt của các chính trị gia nổi tiếng thế giới như cựu thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto và cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Trong những buổi lễ đánh dấu khai mạc chương trình, Bạc Hy Lai luôn để lại dấu ấn tốt đẹp khi có những bài phát biểu bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Khi Đại Liên trở thành một hiện tượng của Trung Quốc, lãnh đạo ở các địa phương khác bắt đầu học tập một số chính sách của thị trưởng Bạc Hy Lai.
Một cựu quan chức của chính quyền thành phố Đại Liên vẫn nhớ vẻ tự hào của Bạc Hy Lai khi ông tham gia các cuộc họp với chính phủ. Vị thị trưởng thường nói: "Thành phố Đại Liên giống như những món trang sức đắt giá mà tôi phải tự tay cẩn trọng đánh bóng từng thứ một".
Quỳnh Hoa (Theo Asahi Shimbum)
(nguồn VnExpress)

Bạc Hy Lai và nhạc đỏ



Bạc Hy Lai được biết đến như một người có nhiều sáng kiến và ấp ủ phong trào hát nhạc đỏ từ rất lâu trước khi trở thành nhân vật quyền lực bậc nhất ở Trùng Khánh.
Bạc Hy Lai (giữa) cùng các quan chức Trùng Khánh hát những bài hát cách mạng. Ảnh: CNS
Tiền thân của phong trào hát nhạc đỏ
Bạc Hy Lai đẩy mạnh phong trào hát các ca khúc nhạc đỏ từ thời Mao Trạch Đông trên toàn Trùng Khánh. Ảnh: AP
Đây là bài thứ năm trong series của Asahi Shimbum, tìm hiểu về con đường tiến thân của chính trị gia mất chức Bạc Hy Lai của Trung Quốc. Đọc thêm: 
Cha Bạc Hy Lai trải đường cho con
Bạc Hy Lai tự tin nhờ chủ tịch Mao
Dấu chân dát vàng của Bạc Hy Lai
Đằng sau bước thăng trầm của Bạc Hy Lai

Jiang Weiping, 56 tuổi, một cựu phóng viên, hiện sống tại Canada, nhớ lại nụ cười tươi của Bạc Hy Lai khi hai người gặp nhau năm 1984. Khi đó Bạc 35 tuổi và là phó bí thư một huyện nay thuộc thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Bạc đi vào phòng, cúi chào và bắt cả hai tay với Jiang. "Rất hân hạnh được gặp ngài", Bạc nói với thái độ hết sức lịch sự.
Jiang là một nhà báo của Nhật báo Đại Liên, báo đảng của thành phố. Trong quá trình tiếp xúc, Jiang cảm thấy Bạc không như quan chức cấp cao của các địa phương khác, ông tiếp xúc với nhà báo một cách thân thiện.
Theo Jiang, Bạc thông hiểu rất nhiều vấn đề và không tỏ ra hách dịch, dù Bạc nhiều hơn Jiang 6 tuổi. Bạc đưa ra nhiều sáng kiến để cải thiện đời sống của người dân, kể cả những điều mà các quan chức khác dường như không bao giờ nghĩ tới.
Một ý tưởng xuất hiện khi Bạc đến thăm Đức Sinh, một làng quê thuần nông nghèo khó, chuyên cày cấy và chăn nuôi. Bạc gặp khoảng 50 nông dân trong một ban nhạc kèn gồm trumpet và sáo, đang thổi giai điệu của một bài hát phương tây.
Những người yêu nhạc trong làng thành lập ban nhạc từ sở thích cá nhân và chung nhau tiền để mua nhạc cụ. "Một màn biểu diễn thật hay và sinh động", ông Bạc nói với các cấp dưới.
Sau đó, Bạc lập tức ban hành hướng dẫn chính quyền huyện cung cấp kinh phí cho ban nhạc. Một chuyên gia từ Bắc Kinh cũng được mời đến để huấn luyện cho ban nhạc. Bạc Hy Lai sử dụng những mối quan hệ của cha mình, Bạc Nhất Ba, người từng giữ chức phó thủ tướng Trung Quốc, để giới thiệu ban nhạc đó với các công ty điện ảnh và Bộ Văn hóa.
Một tài liệu cho biết ban nhạc đã giành giải vàng trong liên hoan phim Kim Kê của Viện nghệ thuật Trung Quốc năm 1986. Nhóm được mệnh danh "ban nhạc nông dân đầu tiên của Trung Quốc" trở nên nổi tiếng trên toàn quốc, thậm chí được mời lưu diễn ở Nhật Bản. Ban nhạc cũng biểu diễn cho các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo địa phương, Bạc cho biết mình đặt lòng tin vào ban nhạc và nỗ lực để quảng bá cho ban nhạc đó. "Một ban nhạc được sinh ra từ làng quê đã lớn mạnh và vươn tới tầm quốc tế. Điều đó chứng minh nông dân Trung Quốc không hề thấp kém".
Những người quen biết Bạc nhiều năm không thể quên thành công của Bạc ở Đức Sinh. Ông Bạc cũng dành nhiều công sức trong hai thập kỷ sau đó trong một chiến dịch âm nhạc khác, phong trào hát các bài hát nhạc đỏ, nhằm làm hồi sinh các tư tưởng từ thời Mao Trạch Đông.
Vũ Hà
(nguồn VnEpress)

Cha Bạc Hy Lai trải đường cho con trai



Đường tiến thân cũng như cuộc sống riêng của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh có thể đã không rộng mở suốt nhiều năm như thế nếu không có sự trợ giúp của cha ông, Bạc Nhất Ba.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ảnh: New American Media
Lễ tang ông Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, được cử hành hôm 21/1/2007, với sự tham dự của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Ông là một trong "Bát đại nguyên lão" của giai đoạn cải cách kinh tế Trung Quốc. Ảnh: AP
Đây là bài thứ tư trong series của Asahi Shimbum, tìm hiểu về con đường tiến thân của chính trị gia mất chức Bạc Hy Lai của Trung Quốc. Đọc thêm:
Bạc Hy Lai tự tin nhờ tư tưởng Mao
- Dấu chân dát vàng của Bạc Hy Lai
Đằng sau bước thăng trầm của Bạc Hy Lai)

Năm 1976, Đại Cách mạng Văn hóa kết thúc, cuộc đời Bạc Hy Lai bước cũng sang một trang mới khi ông kết hôn với Lý Đan Vũ, con gái Lý Tuyết Phong, cựu bí thư thứ nhất thành ủy Bắc Kinh, một trong những chính trị gia quyền lực nhất đảng Cộng sản Trung Quốc thời bấy giờ.
Thời điểm đó, con em các cán bộ cấp cao trong đảng thường nhận được những quyền lợi mà người thường chỉ dám mơ tới. Và Bạc Hy Lai cũng không phải ngoại lệ.
Có nhiều giả thuyết xung quanh câu chuyện tình yêu ngày ấy giữa Bạc Hy Lai và Lý Đan Vũ. Một nguồn tin thân cận với gia đình họ Bạc cho biết, họ gặp nhau lần đầu khi ông đang làm việc cho một nhà máy tại Bắc Kinh sau khi trở về từ Cách mạng Văn hóa. Lại có người nói, họ quen nhau qua lời giới thiệu của bố mẹ hai bên và nhanh chóng nảy sinh tình cảm.
Nhưng cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối ấy đã nhanh chóng kết thúc sau khi Đan Vũ sinh cho Bạc Hy Lai một cậu con trai. Những chi tiết về quãng thời gian hai người cùng chung sống cũng không thường xuyên được báo chí nhắc tới. Tuy nhiên, một vài người bạn có quan hệ thân thiết với hai gia đình lại nắm được khá nhiều thông tin.
Thời điểm đó, Bạc đã từ bỏ công việc ở nhà máy và ghi danh vào trường Đại học Bắc Kinh danh tiếng. Sau đó, ông chuyển sang theo học tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một cơ quan trực thuộc chính phủ.
Sau những gì từng trải qua ở cuộc Cách mạng Văn hóa, mọi thứ với Bạc khi ấy giống như một bức tranh màu hồng. Nhưng rồi, những rạn nứt với Đan Vũ lại một lần nữa phủ bóng đen lên cuộc đời ông.
Tuyệt vọng tới mức muốn chấm dứt cuộc hôn nhân mệt mỏi, Bạc đề nghị ly hôn. Đan Vũ một mực từ chối, theo lời kể của những quan chức cấp cao có quan hệ thân thiết với gia đình ông.
Mối quan hệ ấy chỉ thực sự kết thúc khi cha của Bạc Hy Lai và Lý Đan Vũ quyết định can thiệp.
Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, vốn là một anh hùng thời chiến, người từng bị thanh lọc trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đã phục hồi nhanh chóng sau khi phong trào này sụp đổ và trở thành phó thủ tướng dưới thời Đặng Tiểu Bình.
Ông Bạc đồng thời cũng trở thành phó chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương của Đảng Cộng sản. Tổ chức này vốn do Đặng Tiểu Bình, người đã trở thành lãnh tụ tối cao của Trung Quốc sau cái chết của Mao Trạch Đông, lãnh đạo. Vào thời điểm ấy, Bạc Nhất Ba được biết tới như một cánh tay phải của Đặng.
Một người bạn cũ của gia đình họ Bạc nhớ lại, Bạc Nhất Ba từng nhờ ông gửi tới Lý Tuyết Phong, cha của Đan Vũ, một lời nhắn có nội dung: "Hy Lai là đứa con có triển vọng nhất của tôi. Tôi muốn cho nó sống cuộc đời mà nó muốn. Hãy để nó ly hôn".
Lý Tuyết Phong trước đó cũng là một trong số những quan chức cấp cao Trung Quốc bị thất thế sau Cách mạng Văn hóa. Thông điệp của ông Bạc, vốn là nhân vật rất có tầm ảnh hưởng, trên cương vị là người thân tín của Đặng Tiểu Bình, đã khiến Lý Tuyết Phong rất tức giận. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Bạc Hy Lai chính thức kết thúc không lâu sau đó.
Bản thân Bạc Hy Lai, giống như con em nhiều bậc lãnh đạo khác, đã vài lần tránh khỏi các rác rối nhờ vào sức ảnh hưởng của cha ông trên chính trường.
Năm 1984, Bạc Hy Lai, khi ấy 35 tuổi, được bổ nhiệm làm Phó Bí thư huyện Jin, tỉnh Liêu Ninh, nơi sau này được sáp nhập vào thành phố Đại Liên. Động thái này đã ngay lập tức đưa ông vào hàng ngũ tinh hoa của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, với vị thế là con trai của Bạc Nhất Ba, đây vẫn bị coi là một sự khởi đầu hơi muộn.
Quỳnh Hoa (Theo Asahi Shimbum)
(nguồn VnExpress)

Bạc Hy Lai tự tin nhờ Chủ tịch Mao



Chính hệ tư tưởng của Mao Trạch Đông đã phần nào khiến Bạc Hy Lai trở thành một thanh niên tự tin, đầy hoài bão và không kém phần bạo lực.
Chủ tịch Mao Trạch Đông (thứ hai từ trái sang) cùng các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lễ thành lập nhà nước hôm 1/10/1949. Ảnh: CFP
Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh. Ảnh: CFP
(Đây là bài thứ ba trong series của Asahi Shimbum, tìm hiểu về con đường tiến thân của chính trị gia mất chức Bạc Hy Lai của Trung Quốc. Đọc thêm:- Dấu chân dát vàng của Bạc Hy Lai
Đằng sau bước thăng trầm của Bạc Hy Lai)

Ngày Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Trung Quốc theo chế độ cộng hòa ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trước hàng nghìn nhân dân, Bạc Hy Lai mới chỉ là một cậu bé ba tháng tuổi.
Đó là năm 1949, thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời và Bắc Kinh chính thức trở thành thủ đô của quốc gia ấy. Nhiều năm sau, lời dạy của Chủ tịch Mao vẫn tiếp tục định hình cho tư duy của Bạc Hy Lai và các thành viên trong gia đình ông, góp phần dẫn tới bi kịch của cả một dòng họ.
Bạc Hy Lai, người con thứ 4 trong gia đình có 7 anh chị em, từng theo học ở Trường Trung học Bắc Kinh Số 4 cùng con em của các nhân vật có vị thế trong nội bộ đảng. Năm 1966, cậu thanh niên Bạc Hy Lai, khi ấy đang là học sinh của một trong những trường trung học tốt nhất đất nước, cùng người dân Trung Quốc, bắt đầu bước vào cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, hoạt động chính trị - xã hội do Chủ tịch Mao khởi xướng.
Bạc nhanh chóng bị chiến dịch nhằm mục đích thanh lọc nội bộ đảng này hấp dẫn. Bằng trái tim nhiệt tình của tuổi trẻ, Bạc không ngại bày tỏ những suy nghĩ cũng như quan điểm của mình trong lớp học, trước mặt người bạn đồng môn.
Một trong những câu nói yêu thích của Bạc là: "Chúng ta sẽ trở thành lãnh đạo của một Trung Quốc trong tương lai".
Không chỉ dừng lại tại đó, Bạc còn gia nhập Hồng vệ binh, một tổ chức đề cao chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Để thanh trừng những nhân vật có thể làm lung lay quyền lực của Mao, như Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Bạc và các thành viên khác của đội Hồng vệ binh đã nhận lệnh rà soát tại nhiều khu vực khác nhau trong thành phố, không loại trừ Trung Nam Hải, trung tâm quyền lực chính trị của Bắc Kinh, nơi có nhà riêng và văn phòng của rất nhiều lãnh đạo cấp cao trong đảng.
Tuy nhiên, một năm sau đó, ngay cả cha của Bạc, ông Bạc Nhất Ba, người từng giữ chức phó thủ tướng, cũng trở thành mục tiêu của những vụ thanh trừng.
Theo lời kể của một nhân vật trong đảng, mẹ của Bạc thậm chí đã cố gắng trốn tới Đông Nam Á để thoát khỏi cuộc đàn áp. Tuy nhiên, bà bị bắt khi tới thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, và qua đời không lâu sau đó.
Sau cái chết bất thường của mẹ, các anh em trong gia đình Bạc trở nên bạo lực hơn, thậm chí so với tiêu chuẩn của Hồng vệ binh.
Bạc Hy Lai từng bị bắt vì đánh một con lừa bằng chiếc xe đẩy 4 bánh do ông lấy trộm. Cậu thanh niên khi ấy bị gửi tới một nông trại ở ngoại ô Bắc Kinh để cải tạo lao động, nơi Bạc và nhiều tù nhân khác bị nhốt vào một căn phòng khép kín với những song cửa bằng sắt.
Các tù nhân phải làm việc trên trang trại cả ngày trước khi tham gia những lớp học về tư tưởng của Mao Trạch Đông vào buổi tối. Một người đàn ông ở cùng trại cải tạo cho biết, Bạc và các tù nhân từng bị bỏ đói tới mức đã ăn sống một con chim sẻ bay lạc vào phòng giam.
Yang Fan, 61 tuổi, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Bắc Kinh, người biết gia đình Bạc đã nhiều năm và cũng từng theo học tại trường Trung học Bắc Kinh Số 4, nhớ về cách tư tưởng Mao Trạch Đông được truyền bá trong quần chúng nhân dân thời bấy giờ.
"Vào thời đó, tất cả chúng tôi đều được thấm nhuần tư tưởng của Mao Trạch Đông", ông Yang nói. Năm 1976, Mao Trạch Đông qua đời, đánh dấu sự kết thúc của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Và một tương lai mới cho Bạc Hy Lai cũng bắt đầu từ đó.
Quỳnh Hoa
(nguồn VnExpress)

Dấu chân dát vàng của Bạc Hy Lai



Bạc Hy Lai có dấu chân dát vàng tại quảng trường trung tâm Đại Liên và sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn nhờ thành tích nổi bật ở Trùng Khánh. Tất cả bất ngờ sụp đổ trong sự ngỡ ngàng của mọi người.> Đằng sau bước thăng trầm của Bạc Hy Lai
Trong số dấu chân của 1.000 nhân vật nổi tiếng đặt ở Đại Liên, dấu chân của Bạc Hy Lai được dát vàng. Ảnh: Asahi Shimbun
Bạc Hy Lai trong cuộc họp quốc hội đầu năm, ngay trước khi ông bị cách chức. Ảnh: AFP

Vào một buổi chiều giữa tháng 6, một làn gió lạnh thổi qua quảng trường trung tâm thành phố biển Đại Liên. Bên cạnh cột Hoa Biểu ở chính giữa quảng trường, khách du lịch không thể không chú ý đến con đường bằng đồng dẫn ra bờ biển.
Con đường này in dấu chân của 1.000 nhân vật nổi tiếng của thành phố, là công trình điêu khắc kỷ niệm 100 năm ngày Đại Liên được coi như một đô thị. Trong số những dấu chân đó, dấu hai bàn chân vàng lấp lánh thật sự nổi bật.
"Đây là dấu chân của Bạc Hy Lai", hướng dẫn viên nói và chỉ vào dấu chân dát vàng. Khách du lịch thi nhau hướng máy ảnh đến chụp dấu chân của người đàn ông cao 1,86 m. Một khách du lịch còn ướm chân mình vào dấu chân của ông Bạc.
Bạc Hy Lai giữ chức chủ tịch thành phố Đại Liên từ năm 1993, khi ông 43 tuổi. Ông được gọi là người "nghiện công việc" và quyết tâm biến Đại Liên thành Hong Kong phương bắc.
Tòa thị chính của thành phố được xây dựng từ năm 1937, trên tầng ba là văn phòng làm việc của Bạc Hy Lai. Nơi này được gọi là căn phòng "không ngủ" vì ông thường xuyên làm việc đêm và triệu tập họp hoặc gọi điện cho cấp dưới bất kỳ lúc nào, kể cả đêm khuya.
Ông thực hiện một loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong vòng 8 năm giữ chức thị trưởng, bí thư Đại Liên, ông bố trí được chỗ ở cho 1 triệu dân và xử lý hết những dòng sông ô nhiễm trong thành phố.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả trên, trong quá trình làm việc ông phải tỏ ra cứng rắn, thậm chí chống lại một số người. Một số người dân từ chối rời đi để nhường chỗ cho những dự án phát triển đô thị đã bị tấn công hoặc bị bắt giữ bởi nhà chức trách và các nhà thầu.
Ông Bạc là một thành viên trong nhóm "thái tử" vì là con của một lão thành cách mạng Trung Quốc. Thúc đẩy bởi tư tưởng trở thành thiên tử, Bạc nhanh chóng leo lên nấc thang quyền lực nhờ những ảnh hưởng của cha mình và nhờ những hành động mạnh mẽ thậm chí tàn nhẫn khi cần thiết.
Mỗi tháng một lần, 25 ủy viên bộ chính trị Trung Quốc có cuộc họp tại Trung Nam Hải, gần Tử Cấm Thành ở trung tâm Bắc Kinh. Sau khi thảo luận các vấn đề, ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư, chủ tịch nước, thường hỏi" "Có ai muốn phát biểu gì không?", Bạc luôn luôn giơ tay, các nguồn tin trong đảng cho hay.
Tuy nhiên Bạc Hy Lai đột ngột tụt dốc ngay trước khi leo lên đến đỉnh. Ông Bạc hiện đang bị quản thúc để thẩm vấn, những quan chức được xem những thông báo nội bộ của nhà điều tra cho hay. Ông cũng được cho là phủ nhận mọi liên quan đến cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood cũng như những tài sản phi pháp của vợ ông, bà Cốc Khai Lai.
Trung Quốc đang trong giai đoạn chuẩn bị cho đại hội đảng, các nhà lãnh đạo nước này đặc biệt nhấn mạnh sự đoàn kết trong đảng. Đây chính là lý do việc cách chức ông Bạc được gọi là vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp chứ không phải một sự kiện chính trị.
Chu Vĩnh Khang, quan chức cao cấp trong đảng, được xếp hạng là nhân vật số 9 trong bộ chính trị, phụ trách mạng lưới an ninh quốc gia, được cho là có mối quan hệ gần gũi với Bạc. Một số hãng thông tấn nước ngoài cho rằng Chu cũng bị điều tra trong vụ việc của Bạc.
Nhưng các nhà điều tra khẳng định rằng ông Chu không liên quan đến vụ việc sau khi thẩm vấn các trợ lý và thư ký của ông. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cú "ngã ngựa" của nhà lãnh đạo trẻ, dự kiến có mặt trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, đã có ảnh hưởng ít nhiều đến nội bộ đảng cầm quyền Trung Quốc.
Đảng bộ thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh họp hôm 22/6 vừa qua đã quyết định cách chức ủy viên thường trực của một nhân vật thân cận với Bạc Hy Lai, từ Bộ Thương mại chuyển đến công tác tại Trùng Khánh. Trong nội bộ đảng của Trung Quốc cũng sẽ tiến hành nhiều phiên họp kín. Các phiên họp quan trọng được cho là diễn ra tại Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, trong mùa hè để thảo luận về tình hình nhân sự cho kỳ đại hội chuyển giao quyền lực vào mùa thu.
Phần tiếp: Bạc Hy Lai tự tin nhờ chủ tịch Mao
Vũ Hà (theo Asahi Shimbun)

Đằng sau bước thăng trầm của Bạc Hy Lai



Sự thăng tiến nhanh chóng cũng như cú "ngã ngựa" đầy bất ngờ và ly kỳ của chính trị gia nổi tiếng một thời Bạc Hy Lai khiến thế giới vô cùng tò mò và bỏ công tìm hiểu những chi tiết đằng sau sự việc.

Bạc Hy Lai từng được dự kiến sẽ nắm giữ chức vụ cao trong kỳ đại hội đảng Trung Quốc vào cuối năm, bất ngờ bị cách chức và điều tra. Ảnh: AFP
Biểu tượng đế vương

Cột Hoa Biểu do Bạc Hy Lai xây dựng ở Đại Liên cao gấp đôi cột Hoa Biểu 500 năm tuổi ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh. Ảnh: Asahi Simbun
Bức chân dung ấn tượng

Vụ việc liên quan đến ủy viên bộ chính trị Bạc Hy Lai bắt đầu cách đây 4 tháng. Đây được coi là vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, thậm chí còn được cho là có ảnh hưởng nhất định đến quá trình chuyển giao quyền lực trong kỳ đại hội đảng vào cuối năm nay và sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chính sách của thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Tờ Asahi Shimbun của Nhật đã đi tìm lại nhiều chi tiết trong quá khứ để dựng lại con đường đi đến quyền lực cấp cao của người này.
Ngày 20/8/1999, ông Giang Trạch Dân, chủ tịch Trung Quốc khi đó, phải nhăn mặt trong giây lát, trong ngày cuối cùng của chuyến công tác đến thành phố Đại Liên, trung tâm công nghiệp bên bờ biển Hoàng Hải, thuộc tỉnh Liêu Ninh.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc được đón tiếp rất trịnh trọng trong suốt chuyến thăm tuy nhiên ông không mấy hài lòng khi đến trước một cột đá màu trắng sừng sững cao gần 20 m. Những con rồng uốn lượn xung quanh những đám mây được chạm khắc trên chiếc cột trang trí, gọi là cột Hoa Biểu. Đây là biểu tượng đế vương của Trung Hoa, biểu thị sức mạnh của các hoàng đế, được dựng lên ở lâu đài hoặc các lăng mộ.
Chủ tịch Giang không mấy thích thú. "Tại sao lại phải dựng cột to lớn như thế này?", ông nói với giọng chê trách.
Chuyến thăm Đại Liên của ông Giang Trạch Dân do thị trưởng Bạc Hy Lai, nhân vật số hai của thành phố, lo liệu. Ông Bạc đã vượt qua nhân vật số một là Yu Xueqiang, bí thư đảng ủy, để chuẩn bị cho chuyến đi này.
Đây là chuyến thăm dài ngày hiếm có của vị lãnh đạo cao nhất đất nước tới một thành phố cấp tỉnh. Lý do được cho là vì ông Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, cựu phó thủ tướng Trung Quốc, là người ủng hộ khá nhiều cho chủ tịch Giang trong quá trình thăng tiến.
Để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Giang tới Đại Liên, Bạc Hy Lai chỉ thị cho cánh tay phải của mình, một quan chức cấp cao của Sở Công an thành phố, nhập khẩu từ Đức một số thiết bị nghe lén. Những chiếc máy nghe lén hiện đại có thể ghi được giọng nói từ cách đó 100 m, kể cả đằng sau lớp cửa kính.
Bạc muốn sử dụng thiết bị này để nghe trộm những đoạn đối thoại của chủ tịch trong phòng khách sạn và trong ôtô, trong thời gian ông ở Đại Liên. Ngoài ra, Bạc còn tặng cho các thư ký và lái xe của chủ tịch Giang khoản tiền lên đến 80.000 Nhân dân tệ (12.000 USD) làm quà lưu niệm.
Khi đoàn xe của ông Giang đi qua tòa thị chính trong ngày cuối cùng của chuyến thăm, lái xe của ông đi chậm lại qua đoạn có bức chân dung lớn của chủ tịch được đặt ở vị trí nổi bật trong thành phố.
Ông Giang rất ngạc nhiên khi thấy bức chân dung của mình ở đó và ngoái đầu lại nhìn theo rất lâu. Một trợ lý thân cận với ông Giang sau đó đã kể lại với các quan chức cấp cao của thành phố về phản ứng của chủ tịch để Bạc vui lòng.
Ông Giang ngạc nhiên bởi từ những năm 1980, Trung Quốc đã cấm treo những bức chân dung lớn của các nhà quan chức cấp cao, như một bài học sau thời Cách mạng Văn hóa quá tôn sùng các cá nhân lãnh đạo.
Chiến lược nịnh nọt của Bạc tỏ ra có hiệu quả và xóa được ấn tượng xấu với cột Hoa Biểu bằng đá. Một cựu quan chức chính quyền thành phố nói ông được cho biết rằng chủ tịch đã rất vui và nở nụ cười rạng rỡ.
Những tháng sau đó, Bắc Kinh tuyên bố Bạc sẽ thế chỗ cho Yu, Yu chỉ còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đại Liên, chức mà ông vẫn kiêm nhiệm từ trước. Rõ ràng là Yu đã bị hạ cấp để thăng chức cho Bạc.
Một quan chức khác của chính quyền thành phố, người có liên quan trong việc thiết kế cột Hoa Biểu, cho biết rằng Bạc muốn dựng chiếc cột đó với chiều cao cao nhất ở Trung Quốc vì Bạc muốn một ngày nào đó mình sẽ trở thành thiên tử hay ông hoàng Trung Hoa.
Phần tiếp: Bạc Hy Lai "ngã ngựa" ngay gần kề đỉnh cao quyền lực
Vũ Hà (theo Asahi Shimbun)
(nguồn VnExpress)

SINH NHẬT PHAMQUOCTOAN.BLOG'S

Hôm nay ngày 25/7/2012 tôi Phạm Quốc Toàn (bút hiệu PUT) khai sinh trang Blog phamquoctoan9.blogspot.com, mong quý vị xa gần ủng hộ. Xin được chia sẻ và nhận nhiều hơn từ nhiều nguồn kiến thức lớn trên thế giới, với mong muốn cuộc đời này, đất nước này, thế giới này ngày càng phát triển và tươi đẹp hơn.
Trân trọng!
[Phạm Quốc Toàn]