Wednesday, October 10, 2012

Châm ngôn của Phạm Quốc Toàn

1. Đã là con người thì ai sinh ra và lớn lên không trải qua gian nan, khổ cực. Quan trọng là chúng ta biết vượt qua để làm nên người. [Ngày 11/10/1999]
2. Phải biết sống làm sao để mỗi ngày đi qua thì trên đôi môi luôn xuất hiện những nụ cười thật tươi. [Ngày 12/10/1999]
3. Cái nhục lớn nhất của con người là trong cuộc sống không thể hiện được mình.
4. Sống phải có ước mơ, hoài bảo và từng bước thực hiện những ước mơ, hoài bảo đó. [Ngày 16/10/1999]
5. Người có ý chí là người phải:
    - Biết mình muốn cái gì?
    - Quyết định cái mình muốn.
    - Thực hiện cái mình muốn. [Ngày 12/12/1999]
6. Người có ý chí là người tự đặt một mục đích xác đáng và theo đuổi mục đích đó không ngừng cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
7. Người có ý chí làm được tấc cả những việc mình định làm và người có nghị lực không bao giờ thay đổi ý định.
8. Kẻ nhu nhược, kẻ nóng tính, kẻ nông nổi không khác gì con thuyền không lái trôi dạt dòng nước.
9. Ngày nào mà bạn giữ được một thái độ tích cực đối với những ngưòi bạn gần gũi, bạn có thể sai khiến họ tuỳ theo ý muốn. [Ngày 14/12/1999]
10. Thời gian không tha thứ những công trình nào được thực hiện mà không có ý chí và lòng kiên nhẫn. [Ngày 19/12/1999]
11. Sống, phải biết hoạch định một chiến lược cụ thể cho tương lai.
12. Khi nhàn rỗi, hãy giữ khuân khép. Hãy ràng buộc bản thân vào một khuôn khép nhất định và cứ như thế.
13. Khi chưa gặp thời, phải học hỏi, tìm hiểu, trau dồi kiến thức. Khi thời cơ đến, hãy tập trung toàn bộ trí lực, quyết tâm đạt được mục đích.
14. Sai lầm không quan trọng, sai lầm mà không biết sai lầm đó mới quan trọng. Biết sai lầm mà không chịu sửa chữa đó mới cực kỳ quan trọng. [Ngày 10/5/2003]
15. Lo lắng việc không qua,
      Tương lai quyết do ta,
      Hãy bình tĩnh chờ thời,
      Và tự tin ở ta.  [Ngày 17/2/2004]

                                                                                PUT
                                                             [Tổng hợp ngày 10/10/2012]

Những năm tháng đáng nhớ trong đời.

6 bản tính để làm giàu

1. Có ước mơ lớn, có tham vọng lớn về của cải vật chất.
2. Biết mưu, tính giỏi, có năng lực tổ chức tốt.
3. Biết tiết kiệm và tích luỹ vốn liếng để làm ăn.
4. Biết tiên đoán các cơ hội kinh doanh.
5. Dũng cảm lao vào những hạng mục kinh doanh mới.
6. Quan hệ tốt với bạn bè, nhân viên và chính quyền.

                                 PUT
                 Sài Gòn, ngày 16/3/2000

Những năm tháng đáng nhớ trong đời.

15 nhược điểm mà ai muốn thành công phải vượt qua

1. Không nhận thức và không xác định rõ được mình muốn gì.
2. Không chịu học hỏi kiến thức chuyên môn.
3. Lừng khừng, không dứt khoát, quen bỏ lỡ cơ hội thay vì cương quyết nắm lấy cơ hội (thường được hậu hậu thuẫn bởi những ngụy biện và bào chữa loanh quoanh).
4. Quen bị lôi cuốn những ngụy biện thay vì nhất quyết lập ra những kế hoạch để giải quyết mọi vấn đề.
5. Thói quen tự mãn, tự kiêu. Đây là một tật xấu rất ít hy vọng chữa trị và hầu như kẻ ưa tự mãn, tự kiêu thì khó lòng thành công.
6. Thờ ơ, thường phản ảnh qua thái độ sẵn sàng bị khuất phục khi gặp khó khăn thay vì phải đương đầu, chiến đấu với những khó khăn đó.
7. Nhu nhược, cầm chừng, được tới đâu hay tới đó chớ không nhất quyết chọn lựa phương thức hành động để đạt tới.
8. Sẵn sàng và có khi hăng hái bỏ cuộc khi vừa nhận thấy có triệu chứng thất bại.
9. Thiếu những kế hoạch qui mô, không chịu viết ra để nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng.
10. Có thói quen không chịu thực hiện những ý tưởng hoặc không nắm lấy cơ hội khi nó xuất hiện.
11. Ước muốn thay vì cương quyết đạt tới.
12. Thói quen an phận trong nổi nghèo khó thay vì nhắm tới giàu sang. Đó là những con người thiếu tham vọng, không muốn hiển đạt, không muốn hành động.
13. Ăn xổi ở thì, tìm kiếm sự giàu có tạm bợ, chỉ muốn chiếm lấy mà không cố gắng. Đó là những kẻ có đầu óc cờ bạc.
14. Thói quen hay ưa qui lỗi cho người khác khi mình sai lầm và chấp nhận những nghịch cảnh, coi đó như chuyện dĩ nhiên khôn thể tránh.
15. Sợ chỉ trích, không đưa ra được những kế hoạch và không thực hiện được những kế hoạch đó vì sợ những gì người khác làm, nghĩ hoặc nói. Đây là một kẻ thù hàng đầu vì nó thường chiếm ngự trong chính tiềm thức con người mà sự hiện diện của nó lại khó nhận thức được.

                                                                                   PUT
                                                                  Sài Gòn, ngày 12/12/1999

Những năm tháng đáng nhớ trong đời.

Monday, October 8, 2012

CÓ THỂ

Muôn sự trên đời đều có thể.
Một phút ngây ngô bỗng hóa rồng.
           [PUT 8/10/2012]

Sunday, October 7, 2012

10 đế chế tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại

Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao đế chế nổi lên rồi suy tàn. Con người có thể học hỏi được nhiều thứ từ thành tựu cũng như sai lầm của những đế chế vĩ đại đã tạo ra trong quá khứ.

Từ "đế chế" có nhiều cách hiểu khác nhau, không có định nghĩa khoa học mang tính chính xác tuyệt đối nào cho nó. Danh từ này thường bị sử dụng sai và bị bóp méo bởi lý do chính trị. Định nghĩa đơn giản nhất về một đế chế là thể chế chính trị áp đặt quyền chi phối lên một thể chế khác, và kiểm soát các quyết định chính trị của quốc gia khác yếu hơn. Vậy những đế chế nào đã từng tồn tại lâu nhất và chúng ta có thể học hỏi điều gì từ họ. Bài viết sẽ điểm lại 10 đế chế tồn tại lâu nhất trong quá khứ và điều gì đã dẫn tới sự sụp đổ của những đế chế từng một thời được coi là hùng mạnh trong khu vực và thậm chí là trên cả thế giới.

 1. Đế chế Đông La Mã

Đế chế La Mã không chỉ là đế chế nổi tiếng nhất trong lịch sử, mà còn là đế chế tồn tại lâu nhất. Đế chế này kéo dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ năm 27 trước CN cho tới năm 1453 sau CN - tổng cộng 1.480 năm. Thể chế cộng hòa trước đó đã bị lật đổ bởi cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến việc bổ nhiệm Julius Caesar trở thành hoàng đế. Đế chế mở rộng trên trên vùng đất là Italia ngày nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải. Hoàng đế Diocletian đã đặt ra một chính sách quan trọng để bảo đảm sự cai trị lâu dài cho đế chế của mình. Ông nhận thấy rằng Đế chế La Mã quá lớn và có quá nhiều áp lực từ bên trong lẫn các mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ một vị hoàng đế thì khó lòng cai trị được. Do đó, ông chia Đế chế ra làm hai nửa Đông và Tây (với ranh giới ở vùng Đông Ý). Hai bên sẽ có hai vị hoàng đế ngang quyền nhau cùng mang Đế hiệu Augustus. Sự phân chia này là tiền thân của Đế chế Tây La Mã và Đế chế Đông La Mã.

Đế chế Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 sau Công nguyên, khi các lực lượng người German nổi dậy và buộc Romulus Augustus thoái vị. Trong khi đó Đế chế Đông La Mã tiếp tục phát triển thịnh vượng sau năm 476, được biết đến với tên gọi phổ biến là Đế chế Byzantine.

Xung đột giữa các tầng lớp xã hội đến nội chiến trong giai đoạn 1341-1347 sau Công nguyên, đã làm Byzantine suy yếu và tạo điều kiện để đế chế của người Serbia giành lại một số vùng đất nằm dưới sự cai trị của Byzantine. Dưới tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng kết hợp với bệnh dịch hạch, Byzantine cuối cùng cũng sụp đổ khi Đế quốc Ottoman đã chiếm Constantinople vào năm 1453.

Mặc dù chiến lược hai hoàng đế cùng trị vì của Diocletian thực sự đã giúp kéo dài sự tồn tại của đế chế La Mã nhưng cũng chỉ đem lại kết cục giống như các thế lực cầm quyền khác vì cộng đồng dân tộc đa dạng và người dân ở các vùng đất bị cai trị cuối cùng cũng đứng lên đòi quyền tự trị.

10 đế chế kể trên là những đế chế tồn tại lâu nhất trong lịch sử, và đều tồn tại trong mình hạn chế nhất định. Cho dù đó là quản lý khai thác tài nguyên hay nhân lực, không có đế chế nào đủ khả năng để kiểm soát bất ổn xã hội do chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, tình trạng thất nghiệp và cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đây chính là bài học để các quốc gia ngày nay phát triển, tránh đi vào vết xe đổ của các quốc gia trong quá khứ.

2. Đế chế Kush

Đế chế Kush tồn tại từ năm 1070 trước Công nguyên đến năm 350 sau Công nguyên trên vùng đất ngày nay là Cộng hòa Sudan. Không có nhiều thông tin chính xác về thể chế chính trị của đế chế Kush tuy nhiên có một số bằng chứng về sự tồn tại của chế độ quân chủ vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, Kush đã chi phối nhiều quốc gia nhỏ hơn và thành công trong việc duy trì quyền lực trong khu vực, đồng thời mở rộng về phía nam để chinh phục các vùng đất giàu tài nguyên gỗ mà họ rất cần tới. Nền kinh tế của Kush phụ thuộc chủ yếu trao đổi sắt và vàng.

Một số bằng chứng cho thấy đế chế đã bị tấn công từ các bộ lạc xung quanh, nhưng các học giả khác cho rằng nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khai thác sắt đã dẫn tới phá rừng tràn lan, buộc người dân di cư sau khi đã hết gỗ để nấu và chế tạo sắt.

Trong khi các đế chế khác sụp đổ vì chính sách cai trị hà khắc với người dân của họ hoặc quan hệ bang giao không tốt đẹp vớicác nước láng thì nguyên nhận chính làm đế chế Kush đi đến diệt vong lại nằm ở yếu tố tự nhiên.

 3. Đế chế Venetian (Cộng hòa Venice)

Niềm tự hào của đế chế Venetian là hạm đội hải quân hùng mạnh, lực lượng đã giúp họ xưng bá khắp châu Âu và Địa Trung Hải, và chinh phục những thành phố cực kì quan trọng trong lịch sử là Síp và Crete. Đế chế này tồn tại trong 1.100 năm, từ 697 đến 1797 sau Công nguyên. Trải qua rất nhiều biến cố, đế chế liên tục mở rộng và được bến đến với tên gọi khác là Cộng hòa Venice, là kết quả sau các cuộc chiến với người Thổ và đế quốc Ottoman.

Chiến tranh mở rộng lãnh thổ đã làm đế quốc Venetian suy yếu khả năng phòng ngự. Sau khi thành phố Piedmont về tay người Pháp, hoàng đế Napoleon Bonaparte đã nắm giữ toàn bộ đế quốc này. Napoleon đưa ra tối hậu thư buộc Doge Ludovico Manin đầu hàng vào năm 1797 và lên nắm quyền cai trị hoàn toàn Venice.

Cộng hòa Venice là một ví dụ cổ điển về một đế chế cố gắng mở rộng biên giới tới mức còn không đủ khả năng phòng vệ tại chính thủ đô. Không giống như các đế quốc khác, nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ không phải nội chiến mà là chiến tranh với các nước láng giềng. Venetian được đánh giá cao về lực lượng hải quân, lực lượng luôn sẵn sàng ở thế tấn công, nhưng lại bị phân tán quá mỏng dẫn tới Venetian mất khả năng phòng vệ trước sự tấn công từ xung quanh.

4. Đế chế Silla

Có rất ít thông tin về giai đoạn khởi đầu của đế chế Silla, nhưng chúng ta biết rằng vào khoảng thế kỷ thứ sáu, xã hội Silla rất phức tạp, một xã hội dựa trên phả hệ và dòng máu huyết thống. Hệ thống xã hội như vậy đóng vai trò quan trọng giúp đế chế này chiếm được đất đai trong thời kì đầu mở rộng lãnh thổ, nhưng cuối cùng cũng đưa Silla dẫn đến diệt vong như bao đế chế khác.
 Đế chế Silla bắt đầu từ năm 57 trước Công nguyên trên khu vực hiện nay là Bắc và Nam Triều Tiên bởi Kin Park Hyeokgeose. Dưới sự cai trị của ông, Silla liên tục mở rộng lãnh thổ, chinh phục một số các vương quốc khác trên bán đảo Triều Tiên. Trong thế kỷ thứ bảy nhà Đường ở Trung Quốc và đế chế Silla đã rơi vào tình trạng chiến tranh khi tranh giành vương quốc ở phía bắc Goryeo, nhưng cuối cùng người Silla đã thành công.

Một thế kỷ nội chiến giữa các gia tộc cũng như ở các quốc gia bị chinh phục đã làm Silla suy yếu. Cuối cùng, sau gần 1000 năm trị vì, vào năm 935 sau Công nguyên Silla đã tan rã và trở thành một phần của quốc gia mới Goryeo. Các nhà sử học không biết chính xác những nguyên nhân cụ thể nào đã dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Silla, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng các quốc gia láng giềng đã cảm thấy bất an với quá trình bành trướng lãnh thổ của Silla trên bán đảo Triều Tiên. Một số học thuyết khác cho rằng có thể các tầng lớp thấp kém hơn trong xã hội đã nổi dậy để giành lại quyền tự trị.

5. Thánh chế La Mã (Đế chế La Mã thần thánh)

Thánh chế La Mã là kết quả của những nỗ lực nhằm khôi phục Đế chế Tây La Mã và thể hiện sự phản kháng chính trị chống lại Giáo Hội Công Giáo La Mã. Nếu như Hoàng đế La Mã là danh hiệu dành cho những người cai trị đế chế La Mã, mang chức trách quan trọng là người bảo vệ cho Giáo hội Công giáo Rome, và lên nắm quyền lực thông qua bầu cử giống như vị hoàng đế La Mã đầu tiên - Agustus, thì hoàng đế đầu tiên của Thánh chế La Mã - Otto I lại được trao vương miện bởi Đức Giáo Hoàng ở Rome. Đế chế tồn tại từ 962 đến 1806 sau Công nguyên và bao gồm khu vực địa lý rộng lớn mà ngày nay là vùng Trung Âu trong đó gồm toàn bộ nước Đức ngày nay.

Đế chế được khai sinh khi Otto I lên trị vì nước Đức, và ông đã được biết đến là hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã thần thánh. Có thời điểm, đế chế đã phát triển hết sức mạnh mẽ, bao trùm một diện tích lên tới 300 vùng lãnh thổ khác nhau. Vào năm 1648, sau khi “cuộc chiến 30 năm” kết thúc Thánh chế La Mã bị chia nhỏ, và châm ngòi cho sự độc lập của các quốc gia sau này. Đây cũng là cuộc chiến tôn giáo cuối cùng ở Châu Âu khiến cho La Mã thần thánh bị tàn phá nặng nề, nhiều thành thị và vùng nông thôn bị san bằng, dân số suy giảm.

Đến năm 1806, Napoleon Bonaparte đã buộc Hoàng đế cuối cùng của Thánh chế La Mã, Francis II phải thoái vị và tổ chức lại đế chế cũ và một số vùng đất mới chính phục của người Áo và người Nga để lập nên Liên bang sông Rhine. Tương tự như đế chế Ottoman và Bồ Đào Nha, hạ tầng xã hội của Đế chế La Mã thần thánh là nhiều quốc gia nhỏ bé của các dân tộc với nguồn gốc khác nhau. Sau sự bùng nổ phong trào độc lập ở những quốc gia này, đế chế bị suy yếu nhanh chóng rồi đi đến diệt vong.

6. Đế chế Kanem

Chúng ta biết rất ít về đế chế Kanem - hầu hết kiến thức ngày nay về đế quốc này bắt nguồn từ một văn bản được phát hiện vào năm 1851 - Girgam. Qua thời gian, tôn giáo chính của đế quốc là Hồi giáo, tuy nhiên mâu thuẫn tôn giáo đã gây ra những xung đột nội bộ trong những năm đầu của đế chế. Đế chế Kanem được thành lập vào khoảng 700 và kéo dài cho đến năm 1376. Lãnh thổ Kanem trải rộng trên Chad, Libya và một phần của Nigeria ngày nay.

Theo văn bản nói trên, người Zaghawa đầu tiên thành lập thành phố N'jimi của họ vào khoảng những năm 700. Lịch sử của đế quốc được phân chia thành hai triều đại khác nhau, Duguwa và Sayfawa. Quá trình mở rộng lãnh thổ của vương quốc kéo dài liên tục nhờ vào các cuộc thánh chiến chống lại tất cả các bộ tộc xung quanh.

Hệ thống quân đội ra đời  tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thánh chiến (jihad) đã tạo ra một hệ thống chính quyền “cha truyền con nối”. Binh lính khi chinh phục được một vùng đất được trao thưởng chính vùng đất đó, và có quyền truyền lại cho con trai. Hệ thống này đã dẫn đến nội chiến làm đế chế suy yếu và dễ bị tấn công. Người Bulala đã nhanh chóng chiếm N'jimi vào năm 1376 và cuối cùng là giành quyền kiểm soát toàn bộ đế chế Kanem.

Bài học từ đế chế Kanem là quyết định cai trị có thể tạo ra xung đột từ bên trong, và từ đó dẫn tới sự suy tàn - một câu chuyện lặp lại khá nhiều trong lịch sử nhân loại.

7. Đế chế Ethiopia

Trong suốt chiều dài lịch sử , chúng ta biết rất ít về các hoạt động của Đế quốc Ethiopia. Ethiopia và Li-bê-ri-a là hai quốc gia duy nhất ở châu Phi giữ vững được chủ quyền trong thời kì người châu Âu “tranh giành châu Phi”. Quá trình trị vì lâu dài của đế quốc bắt đầu vào khoảng năm 1270 sau Công nguyên, khi nhà Solomonid lật đổ triều đại Zagwe, tuyên bố họ sở hữu các quyền đối với đất với vị thế là hậu duệ của vua Solomon, và chuyển dịch quyền lực cho người Habesha. Từ đó, triều đại đã trở thành một đế chế bằng đưa các nền văn minh non trẻ khác trên lãnh thổ Ethiopia đặt dưới quyền cai trị.

Mãi cho đến năm 1895, khi Ý tuyên chiến, đế chế Ethiopia bắt đầu suy yếu. Ethiopia đã tổ chức xâm lược của nó, nhưng Italy không được thực hiện. Năm 1935, Benito Mussolini đã ra lệnh xâm lược Ethiopia trong một cuộc chiến tranh bảy tháng trước. Người Ý sau đó chiến thắng và cai trị Ethiopia từ năm 1936 cho đến năm 1941.

Vương quốc Ethiopia không mở rộng lãnh thổ hoặc lâm vào tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên như các ví dụ trước. Thay vào đó, Ethiopia lại có nguồn tài nguyên mà các quốc gia mạnh hơn thèm muốn, đặc biệt là cà phê. Nội chiến đã góp phần làm đế chế này suy yếu và cuối cùng sự xâm chiếm của người Ý mở rộng dẫn đến sụp đổ của Ethiopia.

8: Đế chế Khmer

Đế chế Khmer có thể không nổi danh như những đế chế khác, tuy nhiên, thủ đô Angkor của người Khmer lại là kiệt tác văn hóa, một phần nhờ vào đền Angkor Wat, một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng trong thời gian phồn thịnh nhất của đế chế Khmer. Đế quốc Khmer bắt đầu khoảng 802 sau Công nguyên khi Jayavarman II đã lên cai trị vùng đất tương ứng với lãnh thổ Cam-pu-chia ngày nay. Hơn 630 năm sau, năm 1432, đế chế này đã tan rã.

Phần lớn những gì chúng ta biết về đế chế này xuất phát từ những bức họa trên đá, cũng như các ghi chép của nhà ngoại giao Trung Quốc, Chu Đạt Quan, từng đến Angkor năm 1296, và xuất bản một cuốn "Phong tục Campuchia” kể về những trải ngiệm của ông. Nổi bật trong chiều dài lịch sử của đế chế là các cuộc chiến tranh người Khmer tiến hành để mở rộng và chiếm đóng các vùng đất xung quanh. Angkor là nơi ở chính của tầng lớp quý tộc vào nửa cuối giai đoạn tồn tại của đế chế. Những nền văn minh xung quanh cố gắng giành quyền kiểm soát Angkor khi sức mạnh của người Khmer bắt đầu suy yếu.
Có nhiều lý thuyết giải thích cho lý do tại sao đế chế của người Khmer lại đi vào suy tàn. Một số người tin rằng một vị vua áp dụng triết lý Phật giáo tiểu thừa để cai trị vương quốc, đã dẫn đến sự suy giảm lực lượng lao động, sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi, và cuối cùng là mùa màng. Bên cạnh đó có học thuyết cho rằng vương quốc của người Thái - Sukhothai đã chinh phục Angkor trong năm 1400. Những người khác tin sự suy sụp của đế quốc này xuất phát từ sự chuyển giao quyền lực đến thành phố Oudong, để lại thành phố Angkor bị rơi vào quên lãng. Dù gì thì đế chế Khmer vẫn là một ví dụ cho sự phát triển quá nhanh trong khi chưa duy trì được sức mạnh nội tại nên bị diệt vong là điều tất yếu.

9. Đế chế Ottoman

Ở gian đoạn cực thịnh nhất, Đế chế Ottoman trải rộng qua ba châu lục và bao phủ một phạm vi rộng các nền văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ. Bất chấp những khác biệt văn hóa này, đế chế vẫn phát triển thịnh vượng trong 623 năm, từ 1299 đến 1922 sau Công nguyên.

Đế chế Ottoman lúc mới đầu chỉ là một quốc gia nhỏ của người Thổ sau khi Đế quốc Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này. Osman đệ nhất đã đưa ranh giới của đế chế mở rộng ra bên ngoài, dựa vào hệ thống tư pháp, giáo dục và quân sự hùng mạnh cũng như một phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo.

Đế chế này mở rộng và cuối cùng đã chiếm Constantinople năm 1453, và tiến sâu hơn vào lãnh thổ châu Âu và Bắc Phi. Nội chiến trong những năm đầu 1900 - ngay trước chiến tranh thế giới thứ I và phong trào nổi dậy của người Ả Rập đã báo hiệu sự kết thúc khó tránh khỏi. Sau khi chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, Hiệp ước Sèvres đã chia cắt phần lớn lãnh thổ của Đế quốc Ottoman. Đế chế sau đó đã suy tàn sau chiến tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đến sự sụp đổ của Constantinople vào năm 1922.

Lạm phát và thất nghiệp thường được coi là những yếu tố chính làm sụp đổ đế chế Ottoman. Mỗi phần nhỏ của vương quốc rộng lớn này rất đa dạng về văn hóa và kinh tế, và cuối cùng dẫn đến các phong trào nổi dậy giành độc lập từ bên trong do những yếu kém trong quản lý của chính quyền.

10. Đế chế Bồ Đào Nha

Đế chế Bồ Đào Nha nổi tiếng với một trong những hạm đội đội tàu chiến hải quân hùng mạnh nhất thế giới trong lịch sử. Không nhiều người biết rằng đế chế này đã nắm giữ mảnh đất cuối cùng cho tới tận năm 1999. Người Bồ Đào Nha bắt đầu đế chế của họ, từ năm 1415, khi chiếm Cueta, một thành phố Hồi giáo ở Bắc Phi và mở rộng cai trị cho tới khi họ di chuyển vào châu Phi, Ấn Độ, Châu Á và cuối cùng là Châu Mỹ. Đây là đế chế đầu tiên trong lịch sử trải rộng trên bốn châu lục.

Sau Thế chiến II, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ trên thế giới, dẫn tới nhiều nước châu Âu phải rút khỏi các thuộc địa. Nhưng mãi tới năm 1999, Bồ Đào Nha mới trao trả Macau về Trung Quốc, và chấm dứt sự tồn tại của đế chế 584 năm tuổi.

Đế chế Bồ Đào Nha mở rộng nhanh chóng bởi các loại vũ khí tuyệt vời, uy lực hải quân và khả năng thiết lập nhanh chóng hệ thống cảng biển để buôn bán đường, nô lệ và vàng. Đế chế này cũng có đủ nhân lực để nhanh chóng chinh phục và cai trị các vùng đất. Tuy nhiên, giống như hầu hết các đế chế khác trong lịch sử, những vùng bị chinh phục cuối cùng cũng tìm được cách đòi lại đất đai của họ.

Đế chế Bồ Đào Nha sụp đổ do một số yếu tố bao gồm cả áp lực quốc tế và sức ép về mặt kinh tế.

                                                                                     [PUT sưu tầm]
                                                                                    Ngày 07/10/2012