Monday, September 17, 2012

'Tranh chấp lãnh thổ ở châu Á có thể thành chiến tranh'

Đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trước khi ông tới Nhật Bản để bắt đầu chuyến công du châu Á - Thái Bình dương.

Phát biểu trước báo giới, ông Panetta kêu gọi sự kiềm chế trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan tới các tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
"Tôi quan ngại rằng khi các nước tiến hành các hoạt động khiêu khích theo cách này hay cách khác có liên quan tới những hòn đảo, nó sẽ làm tăng khả năng đánh giá sai lầm của bên này hay bên khác và có thể dẫn tới bạo lực cũng như xung đột", AFP dẫn lời ông Panetta nói. "Và xung đột đó tiềm ẩn khả năng lan rộng".
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Nhật diễn ra trùng với thời điểm quan hệ Tokyo - Bắc Kinh xấu đi, liên quan tới quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản, hay Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc. Quan hệ Trung - Nhật bắt đầu căng thẳng hồi tháng trước khi một nhóm người Hong Kong tới một trong các đảo thuộc chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. Họ bị nhà chức trách Nhật bắt giữ nhưng được thả sau đó. Vài ngày sau, một nhóm người Nhật kéo quốc kỳ nước này trên chính hòn đảo nói trên, dẫn tới sự phản ứng từ Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông. Nó cách Naha, thành phố chính trong chuỗi đảo Okinawa của Nhật, khoảng 400 km và Đài Loan khoảng 200 km.
Panetta cho hay ông và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đều kêu gọi các nước liên quan tới những tranh chấp biển đảo cùng nỗ lực tìm kiếm những biện pháp để giải quyết hòa bình các vấn đề. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng dự đoán rằng sự cạnh tranh cạnh kinh tế sẽ dẫn tới nhiều căng thẳng hơn nữa trong tương lai, có liên quan tới những khu vực được cho là giàu tài nguyên tại khu vực châu Á - Thái Bình dương.
Chuyến công du của ông Panetta là một nỗ lực của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm thay đổi trọng tâm quân sự và ngoại giao của Mỹ tới châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc ngày một thể hiện sự lớn mạnh. Tuy nhiên, dư luận nghi ngờ việc Lầu Năm Góc có đủ nguồn lực để thể hiện ảnh hưởng một cách có hiệu quả tại châu Á, đặc biệt khi Mỹ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở Trung Đông.
                                              Nhật Nam
                                              (Nguồn vnexpress)

Saturday, September 15, 2012

CÔNG BẰNG

Xã hội vốn dĩ rất công bằng
Mỗi người mỗi việc chớ băn khoăn
Tận tâm dốc sức vì nghĩa lớn
Thành tựu ngày sau, có nhọc nhằn?.

                                PUT
                       Ngày 20/2/2009
     

LỀ PHẢI LỀ TRÁI 2

Lề phải mà không phải,
Lề trái mà không trái,
Trái phải sẽ về đâu?
Sao lòng người ái ngại.

Có phải tâm trống trải?
Không phân biệt phải trái!
Hay tinh thần thoải mái?
Nào biết đâu trái phải!.

Lề trái và lề phải,
Cùng tương hổ với nhau,
Nếu không có lề trái,
Nào có đâu lề phải.

Ta luôn giữ lẽ phải,
Tránh những điều ngang trái,
Tránh những việc không phải,
Để lòng khỏi tê tái.

Dù lề phải hay trái!
Xin giữ chặt tay lái.
Đó mới là bản lãnh,
Của một đấng anh tài.

                  PUT
         Ngày 14/9/2012

LỀ PHẢI LỀ TRÁI

Lề phải mà không phải,
Lề trái không phải trái,
Trái phải là nhị nguyên,
Ta cần gì phân biệt.
Cho tâm tư khổ phiền.
Để đầu óc thoải mái,
Dù là phải hay trái,
Phải gìn giữ lấy lề.

                 PUT
         Ngày 5/9/2012

Friday, September 14, 2012

NHỮNG TIÊN ĐOÁN KINH HOÀNG CỦA NHÀ TIÊN TRI MÙ VANGA DIMITROVA

1. Tiểu sử

Bà Vanga tên thật là Vangelia Pandeva Dimitrova, là một nhà tiên tri, đồng thời cũng là người chuyên nghiên cứu về thảo dược. Bà sinh ngày 31/1/1911, sống trọn cuộc đời tại thành phố Rupit, Bulgary và mất ngày 11/8/1996. Thuở ấu thơ, cô bé Vanga với tóc vàng, mắt xanh đã sớm mất đi người mẹ từ nhỏ, không lâu sau lại phải xa rời người cha vì ông nhận lệnh gia nhập quân đội Bulgary. Sau Chiến tranh thế giới I (1914-1918), mấy cha con sống tại một nông trại hoang tàn; tuy nhiên, giữa hoàn cảnh thiếu thốn ấy, cô bé Vanga vẫn kiếm tìm được niềm vui riêng cho bản thân mình. Đó là trò chơi chữa bệnh - tập tành kê đơn thuốc cho bạn bè quanh mình. Đây cũng là một trong những lí do để về sau này, bà có khả năng chữa trị bệnh cho mọi người bằng thảo dược.

Thế rồi một ngày kia, cơn bão lớn ập đến làng. Trời ban ngày bỗng tối sầm lại như đêm, gió giật tung cây cối, cuốn bay mái nhà. Một cơn lốc xoáy đã nhấc bổng cô bé Vanga lên không trung và cuốn tới cánh đồng xa tít tắp. Sau nhiều nỗ lực kiếm tìm, dân làng thấy Vanga nằm bất tỉnh trong đám đất đá với hai hốc mắt đã bị lấp đầy vì cát bụi. Và Vanga bị mù từ đây, dù chữa trị bằng cách nào cũng không khỏi. Thế nhưng, may mắn thay, cô bé sớm phát triển và có một “giác quan thứ sáu” vô cùng nhạy bén.

2. Những lời tiên đoán và sự thật kinh hoàng

2.1. “Vào thời điểm chuyển giao thế kỉ, khoảng tháng 8 năm 1999 hay năm 2000, Kursrt sẽ ngập chìm trong nước và cả thế giới sẽ rơi lệ về điều này” (1980)
Quả nhiên không sai, bởi vào đúng tháng 8 năm 2000, tàu ngầm nguyên tử Kurst của Nga (đặt theo tên của thành phố Kurst) đã gặp nạn và 118 thủy thủ trên tàu không còn cơ hội sống sót. Cả thế giới nói chung và nước Nga nói riêng vô cùng đau buồn trước sự tổn thất lớn không lấy gì bù đắp lại được này.